RSS

Category Archives: Lịch sử

Những sách Lịch sử Việt Nam

 

 

 

Quangduc.com

ICONFLASH.jpg (769 bytes) An Nam Chí Lược (pdf). Lê Tắc
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Đại Việt Sử Lược (pdf). Khuyết Danh
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (pdf). Lê Văn Hưu…
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Đại Việt Thông Sử (pdf). Lê Quý Đôn
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Hoàng Lê Nhất Thống Chí (pdf). Ngô Gia Văn Phái
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Khâm Định Sử Việt Thông Giám Cương Mục (pdf). Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Lam Sơn Thực Lục (pdf). Nguyễn Trải
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu (pdf). Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Sử Thi Anh Hùng Ca.(pdf) Trần Trí Trung 
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Thuyền Uyển Tập Anh (pdf). Kim Sơn – Lê Mạnh Thát
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Việt Điền U Linh Tập (pdf). Lý Tế Xuyên
ICONFLASH.jpg (769 bytes) Việt Sử Tiêu Án (pdf). Ngô Thời Sỹ

 

 

 

 

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (TẬP 1)

Lịch sử tư-tưởng Việt-Nam
Tác giả: Giáo sư Nguyễn Đăng Thục

TỰA

Nhà bác học Pháp-Việt Maurice Durand, hội viên Trường Pháp Quốc Viễn Đông (E.F.E.O) mở đầu diễn thuyết ở Đà Lạt năm 1952 về đề tài “Quelques éléments de l`univers moral des Vietnamiens” (Vài yếu tố của vũ trụ tinh thần người Việt):

“Il est devenu classique de rire que l`âme Vietnamienne est dominée par une synthèmes: Confucianisme, Bouddhisme, Taoisme”.)- B.S.E.I.NS.T.XXVII-1952.

Ba đại truyền thống Á Đông trên đã từ Ấn Độ và Trung Hoa truyền vào Giao Chỉ (đất cổ Việt Nam) và trước khi Giao Chỉ tách ra thành Giao Châu và Quảng Châu năm 203 C.N. Giao Chỉ trong cõi Lĩnh Nam, nơi giao lưu qua lại và dừng chân của các trào lưu văn hóa và chủng tộc, điều kiện sinh tồn tồn tại đòi hỏi có sự tổng hợp sáng là điều dĩ nhiên như tục ngữ nói “Khôn sống, mống chết”.

Xét lịch sử tư tưỏng Việt Nam ngay từ buổi đầu ta thấy Sĩ Nhiếp (187-226) đã tổng hợp Nho giáo chính thống từ phương Bắc xuống với Phật giáo của Khang Tăng Hội từ phương Tây-Bắc Ấn Độ đến Giao Chỉ thế kỷ thứ III đem Thiền học Đại thừa Phật giáo “Thiền độ vô cực”, ví tâm như hoa sen nẩy nở trong nước luôn tươi sáng trong “gần bùn mà chằng hôi tanh mùi bùn”.

Đồng thời với Khang Tăng Hội và một số đạo sĩ Bà La Môn từ phía Tây Nam đến, như Khâu Đa La tu đứng một chân theo khoa Yoga cổ truyền Ấn Độ đến Giao Chỉ, trung tâm phật học Luy Lâu (Bắc Ninh) có Mâu Bác làm sách “Lý hoặc luận ” để đối phó với các trào lưu tư tưởng tôn giáo đang du nhập và tranh chấp như lời Mâu Tử :

“Sau khi Hán Linh Đế mất rồi (189CN) thiên hạ loạn ly, chỉ có đất Giao Châu (Bắc Việt tách khỏi Quảng Châu sau 203 CN) còn tạm yên. Các Học giả xuất chúng phi thường phương Bắc kéo nhau di cư xuống đây nhiều người chuyên về học thuật Thần Tiên, tịnh cốc, trường sinh. Mâu Tử thường đem sách Ngũ Kinh vặn hỏi, các đạo sĩ và thuật sĩ không ai đối đáp được. Người ta ví ông với Mạnh Kha đối với Dương Chu và Mặc Dịch vậy.” (Tự Tựa Lý hoặc luận)

“Lý hoặc luận” là khái niệm đầu tiên tập đại thành của Văn hóa Giao Chỉ Lĩnh Nam, địa điểm ngã ba giao lưu của các dân tộc và văn hóa. Mâu Tử đã ví các trào lưu tư tưởng, tín ngưỡng tôn giao như ánh sáng “mặt trời, mặt trăng cùng sáng, mỗi đằng có sức chiếu riêng” (nhật nguyệt tinh minh các hữu sở chiếu).

Tập đại thành đòi một nguyên lý chung tổng quát, đại đồng để hệ thống hóa, nhất quán các chủ nghĩa khác nhau. Mâu Tử đã tìm thấy nguyên lý ấy ở Phật giáo Giao Châu, ông viết :

“Tuy đọc ngũ Kinh thích thú, lấy làm hoa, nhưng chưa thành quả vậy. Đến khi tôi coi đến lý thuyết của kinh Phật, xem đến yếu lý của Lão tử, sống đức tính điềm đạm, nghiệm đức hạnh vô vi. Bây giờ quay lại nhìn sự đời khác nào đứng giữa trời cao mà nom xuống ngòi lạch, trèo lên đỉnh núi nhìn xuống gò đống. Sách Nho, ngũ Kinh ví như năm vị, đạo Phật như năm thứ thóc. Từ khi tôi được biết đến nay, thực như vén mây thấy mặt trời, cầm đuốc soi vào nhà tối vậy.”

Đây là hợp sáng đầu tiên ý thức hệ Tam giáo Nho-Đạo-Thích ở Việt Nam xưa, tức Giao Chỉ mà Sĩ Nhiếp đã thi hành vào chính trị ở chức vụ Thái thú Giao Chỉ, kinh đô Luy Lâu (Bắc Ninh).

Sĩ Nhiếp người Thương Ngô, Quảng Tín, tiên tổ vốn người nước Lỗ lánh nạn xuống Lĩnh Nam (Giao Chỉ), truyền đến Sĩ Nhiếp là đời thứ 6, tức là dân bản xứ. Tác phong Thái thú của ông nghiễm nhiên như một ông vua Bà La Môn hùng cứ một châu rộng khắp vạn lý, uy tôn hơn hết, ra vào chuông trống vang lừng, xe ngựa chật đường, các sư sãi tháp tùng cầm nhang có hàng mươi vị, đương thời quý trọng, chấn phục hàng trăm dân Mán dân Mường, thực Triệu Đà xưa cũng không hơn được. Dân Việt tôn xưng Sĩ Vương Tiên, hiện còn đền thờ ở Bắc Ninh, Sử việt tôn làm “Nam Giao Học Tổ” (Ông Tổ học thuật Giao Chỉ Lĩnh Nam). Ông Tổ đây không phải người đem Hán học đầu tiên vào Việt Nam, mà là ông vua đầu tiên thực hành ý thức hệ chính trị Tam giáo khai phóng Khổng, Lão, Phật.

Và cái ý thức hệ ấy đã trở nên truyền thống dân tộc chi phối tư tưởng thời Lý, thời Trần với tinh thần thâu hóa sáng tạo ra thiền phái Việt Thảo Đường và Trúc Lâm An Tử, hai dòng độc đáo, tích cực nhập thể chính trị với các vua thiền sư. Vua Lý Thánh Tông đại biểu ý chí Quốc Gia Đại Việt, thôn nữ Ỷ Lan Quan Âm Nữ đại biểu tình yêu sùng bái của nhân dân nông nghiệp, cùng Thảo Đường Đạo sĩ đại biểu quyền phép thiên nhiên, cả ba tập đại thành Thiền Tông Thảo Đường, lấy chùa Một Cột (Diên Hựu) tượng trưng cho Hoa Sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đấy là tập đại thành thứ hai sau Nam Giao Học Tổ.

Tập đại thành thứ ba là dòng thiền Trúc Lâm An Tử với nhà vua Trần Nhân Tông, Tam Tổ thánh hiền, một vua thánh với Pháp Loa, Huyền Quang, hai nhà hiền với tôn chỉ:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tạc xôn hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu báo hưu tâm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vân thiên

(Ở trong đời hiện thực vui với tâm đạo siêu nhiên; đói thì ăn, mệt thì ngủ yên;
Trong mình cá nhân có Phật tính quý báu đừng đi tìm ở bên ngoài;
Đứng trước cảnh vật mà không có lòng tư hữu, đấy là Thiền còn hỏi làm chi nữa.) (Trần Nhân Tông)

Đấy là tinh thần tam giáo Nho Đạo Thích như vua Trần Thái Tông tuyên bố:
Vị minh nhân vọng phần tam giáo
Liễu đắc để đồng ngộ nhất tâm.

(Người chưa giác ngộ đạo lý lầm phân biệt có ba giáo lý Nho, Lão, Phật khác nhau. Khi giác ngộ được tới nơi thì chỉ có một tâm linh vũ trụ.)
Và cái tinh thần Thiền ấy đã cáo chung với Thượng Thừa Thiền của Nguyễn Trãi,
“Ta nếu ở đâu vui thú đấy
Người xưa ẩn cả (Đại Ẩn Thiền Sư) lọ lâm tuyền”
Tự Thán

Sau Nguyễn Trãi, ý thức hệ Thiền Tam giáo khai phóng thời Lý Trần cũng cáo chung. Nhà Lê độc tôn Nho giáo theo Tống Nho “tịch Thích Đạo” bài Phật giáo và Lão giáo, tạo nên ở Việt Nam trong triều đình bè phái tàn sát lẫn nhau gây nên tranh giành, nào Lê Mạc, Lê Trịnh, Trịnh Nguyễn suốt hai trăm năm cho đến ngày mất chủ quyền với thực dân.
Tuy nhiên, trong giới sĩ phu, phản đối chính quyền lại trở về với truyền thống Tam giáo như thiền sư Hương Hải chẳng hạn:

Nguyên lai Tam giáo đồng nhất thể,
Nhậm vận hà tằng lý hữu thiên.

Lịch sử tư tưởng Việt Nam cho ta thấy vận mệnh của dân tộc do truyền thống tập đại thành, thâu hóa sáng tạo, khai phóng hơn là đóng cửa bế quan. Cái tinh thần văn hóa ấy đã phản ánh trong thi phẩm trứ danh của thi sĩ Java là Sutasoma tantular với khẩu hiệu: “Bhimeka Tungal Ika” (Đồng nhất trong sai biệt) tương đương quan niệm của Lê Quý Đôn: “Thù đồ nhi đồng quy, bách lự nhi nhất trí” (Vân Đài loại ngữ) (Đường đi khác nhau mà cùng về một mục đích chung, trăm ý nghĩ mà cùng tới một lý).

Tác giả cẩn chí !

Download trọn bộ tại đây —> http://www.mediafire.com/?b2dfczpl2hxdmd4

—————-
Lịch sử tư-tưởng Việt-Nam
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục
Tập Một
*********

Tập Một

Tư Tưởng Bình Dân Việt Nam

Mục Lục

Tựa
Lời mở đầu
Ý Thức Thần Thoại Và Triết Học
Hai Nguồn Gốc Tư Tưởng Việt Nam
Văn minh Đông Sơn với trống đồng
– Trống đồng – Tài liệu khảo cổ học
– Tài liệu sử ký, thần thoại
– Ngụ ý triết học của Trống đồng
Văn minh Lạch Trường Với Nhà Mồ Thiên Động
– Tín ngưỡng Thiên Động với dân Việt Nam
– Triết lý Thiên Động với quan niệm Thần Tiên
Kết luận

TƯ TƯỞNG BÌNH DÂN

I.- Trạng Thái Sống Tình Cảm Nông Dân
Mùa xuân với đời sống tình cảm Việt Nam
Trẩy hội hành hương

II. – THẦN THOẠI VỚI TÍN NGƯỠNG VẬT LINH
Ý nghĩa Vật Tổ (Totemisme)
Thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyện Đổng Thiên Vương với Sùng Bái
Anh Hùng Dân Tộc
Truyện Tây Qua hay Dưa Hấu, với sự mâu thuẩn giữa Nhân Văn và Thiên Nhiên

III. – QUAN NIỆM VAI TRÒ LÃNH ĐẠO Ở XÃ HỘI NÔNG NGHIỆP XƯA
Quan niệm vai trò lãnh đạo
Trong xã hội nông nghiệp
– Tổ chức xã thôn với cái Đình Làng
Ý Nghĩa Thần Thoại Trầu Cau, tức Tân Lang với Truyện Man Nương
Tục thờ Cây Đá ở Việt Nam
– Thổ Thần với cây cối
– Nữ Thần với cây cối

IV. – TRƯỜNG ĐẠO NỘI
Đạo lý tự nhiên
– Sự tích Chử Đồng Tử
– Kỳ tích có tinh thần dân tộc ái quốc
– Sùng bái ma thuật
– Tháng tám giỗ Cha: Đức Thánh Trần
– Tháng ba giỗ Mẹ: Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Tục lên đồng với Triết Lý Lên Đồng
– Ý nghĩa của đồng cốt
– Phân tích Văn Chầu Lên Đồng
– Tâm lý lên đồng

V. – PHẬT GIÁO BÌNH DÂN VIỆT NAM
Phật giáo Bình Dân ở Việt Nam
Tín ngưỡng Phật Giáo Bình Dân Việt Nam
Tôn chỉ Nam Hải Quan Âm
– Sự tích Phật Bà Chùa Hương Tích
– Quan Âm Thị Kính

VI. – TRIẾT HỌC BÌNH DÂN TRONG TỤC NGỮ PHONG DAO
– Tư tưởng suy luận bình dân
– Quan niệm Trời, Đất, Người
Trời: Tâm lý và Siêu nhiên
Đất: Ý nghĩa thiên nhiên vật lý
Người: Thái đô
Gia đình
Vợ chồng
Cha con, mẹ con
Quốc gia xã hội

KẾT LUẬN – TỪ VẬT LINH ĐẾN TAM GIÁO
Tiếng nói tượng trưng với những cách biểu thị về siêu nhiên
Đồ biểu cơ cấu xã hội Việt Nam

Download trọn bộ tại đây —> http://www.mediafire.com/?b2dfczpl2hxdmd4
Nguồn trich dẫn: http://truclamyentu.info/


 

 

GS Thayer: VN nên có công viên biểu tình

Cảnh sát cơ động đứng trước nhóm biểu tình ở gần Đại sứ quán Trung
 Quốc hôm 3/7

Một bộ phận trí thức, sinh viên và người dân Việt Nam đã liên tục xuống đường ở thủ đô Hà Nội trong các ngày Chủ Nhật của bảy tuần vừa qua, và ba buổi cuối tuần liên tiếp tại TP Hồ Chí Minh.

Công an Việt Nam đã ngày càng mạnh tay hơn để ngăn chặn các cuộc biểu tình, nhất là sau khi Việt Nam và Trung Quốc có thông báo chung về cùng có biện pháp để ‘định hướng dư luận’ hồi cuối tháng Sáu.

Chính quyền Việt Nam nói với những người biểu tình rằng họ đã giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông với Trung Quốc và các cuộc biểu tình của người dân chỉ làm phức tạp thêm tình hình.

Nguyễn Hùng của BBC đã hỏi chuyện Giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia, một nhà quan sát tình hình Việt Nam và trước hết được nghe ông bình luận về cách nhìn biểu tình của Việt Nam.

GS Carl Thayer: Điều hiển nhiên là các chính phủ chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao, nhưng dấu hiệu thực sự của một nền dân chủ là người dân có quyền thể hiện quan điểm một cách hòa bình.

Người ta thường nói ‘Đá hay gậy có thể gây đau đớn nhưng những lời chửi mắng chẳng gây xây xát gì’, và như thế chính sách ngoại giao của chính phủ không bị ảnh hưởng gì cả.

Nhưng chính phủ Việt Nam đã có thông cáo báo chí chung [với Trung Quốc] về chuyện định hướng dư luận và khiến chúng ta có thể suy luận.

Một trong những cách họ có thể làm là để cảnh sát nói với người biểu tình rằng họ cần phải dừng lại [sau một số cuộc biểu tình].

Và cảnh sát đã bắt đầu thông báo với người biểu tình là chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề

Tôi đã nghĩ là trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam có nhiều người ủng hộ các cuộc biểu tình và bằng cách để cho các cuộc biểu tình diễn ra trong vòng kiểm soát, họ sẽ có lợi thế khi nói chuyện với Trung Quốc.

Nhiệm vụ của họ [cảnh sát] là bảo vệ Đại sứ quán Trung Quốc khỏi bị tấn công và không có dấu hiệu gì là điều này có thể xảy ra.

Tôi đã nghĩ là nhiều người trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam ủng hộ các cuộc biểu tình và bằng cách để cho các cuộc biểu tình diễn ra trong vòng kiểm soát, họ sẽ có lợi thế khi nói chuyện với Trung Quốc.

Việt Nam có thể nói rằng hành động của Trung Quốc làm thương tổn tình cảm của người dân Việt Nam chứ không phải chỉ có tình cảm của người Trung Quốc bị ảnh hưởng.

Nhưng chúng ta không biết cụ thể chuyện định hướng dư luận có nghĩa là gì, Việt Nam sẽ phải làm gì và Trung Quốc sẽ phải làm gì [theo thỏa thuận đạt được].

ĐE DỌA

BBC: Việt Nam cũng nói rằng biểu tình là trái luật và đó là lý do họ giải tán các cuộc tụ họp?

GS Carl Thayer: Biểu tình là trái luật nhưng chúng ta biết là có hàng chục cuộc biểu tình diễn ra mỗi năm về đất đai và những chuyện khác và chính quyền vẫn để cho người dân biểu tình trong một khoảng thời gian.

Vậy tại sao chính phủ lại không thể chấp nhận cuộc tuần hành ôn hòa để nêu quan điểm [của người dân].

Khi chịu khuất phục trước Trung Quốc, Việt Nam đi vào đường một chiều. Việt Nam có thể làm được gì khi mà báo chí hay blogger ở Trung Quốc mở cuộc tấn công?

Đây là điều thiếu công bằng và tôi cho rằng Việt Nam đã phải làm nhiều hơn nhiều để kiểm soát người dân của mình so với Trung Quốc.

Đánh giá của cá nhân tôi là chính quyền Việt Nam và lực lượng an ninh có sự ngạo mạn và họ cho rằng họ có thể bóp nghẹt sự bất đồng.

Có thể hai bên hoán đổi theo kiểu nếu Việt Nam ngưng biểu tình thì báo chí Trung Quốc như Global Times (Hoàn cầu Thời báo) sẽ bị bịt miệng và không có những bài xã luận kích động và báo chí Trung Quốc sẽ không nói tới chuyện ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ nữa.

Thực tế là ngay cả Hiến pháp của Việt Nam cũng không nói tới quyền biểu tình mà nói về quyền người dân được thể hiện ý kiến.

Việt Nam đang muốn chủ động hòa nhập vào cộng đồng thế giới và một phần của quá trình này là người dân phải có quyền tụ tập và thể hiện ý kiến một cách hòa bình.

Đương nhiên tất cả các cuộc biểu tình phải theo luật định. Nhưng Việt Nam vẫn chưa đi xa tới mức như vậy.

Đánh giá của cá nhân tôi là chính quyền Việt Nam và lực lượng an ninh có sự ngạo mạn và họ cho rằng họ có thể bóp nghẹt sự bất đồng.

Phải nói rằng biểu tình là cách thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam và người ta biểu tình vì sự toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải để lật đổ chính phủ Việt Nam.

Các cuộc biểu tình có thể được xem là ủng hộ tính chính danh của chính phủ chứ không phải là chống lại.

Giáo sư Carl Thayer nói chuyện với hãng AFP trước hội nghị về Biển
 Đông ở Hà Nội hồi tháng Mười Một năm 2009Giáo sư Thayer nói Việt Nam bị Trung Quốc ép nhiều hơn trong việc kiểm soát người dân

BBC: Nhưng làm sao chính phủ có thể chắc chắn như vậy được. Nếu hôm nay người dân có thể biểu tình chống Trung Quốc thì một ngày khác họ cũng có thể biểu tình phản đối nhiều thứ khác?

GS Carl Thayer: Đó là cách nhìn của lực lượng an ninh.

Chẳng hạn như trong vụ bauxite chúng ta thấy có sự liên kết vì cùng một vấn đề khi các nhà bảo vệ môi trường, các nhà hoạt động vì dân chủ, các tu sỹ Thiên Chúa giáo, các nhà sư, các đại biểu Quốc hội và các nhà khoa học và các quan chức về hưu đều trở thành một mạng lưới chung.

Đây là điều làm chính phủ cảm thấy bị đe dọa vì đó là vấn đề mà người ta có cảm giác mãnh liệt.

Hồi năm 2007, tôi đã bình luận rằng nếu các cuộc biểu tình khi đó không phải do chính phủ tổ chức mà các sinh viên tự có được thông tin về hành động của Trung Quốc từ nguồn của họ, tự tổ chức biểu tình vào giờ nhất định và họ cùng xuất hiện trong một màu áo, vậy câu hỏi đặt ra là liệu họ còn có thể làm gì khác nữa.

Sau đó lực lượng an ninh đã tới các trường và đe dọa đuổi việc và đuổi học các sinh viên và giảng viên.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110718_protest_thayer_talk.shtml

 

Báo VN nói về Công hàm Phạm Văn Đồng

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Lần đầu tiên một tờ báo của Việt Nam đưa ra giải thích về nội dung bức công hàm gây tranh cãi của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Báo Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm thứ Tư 20/07 đăng bài ‘Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam’.

Tờ báo này nói ngay từ đầu bài, rằng việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/09/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó”.

Lâu nay, các kênh chính thống của Trung Quốc bao gồm cả báo chí và truyền thông đã không ít lần nhắc tới bản Công hàm 1958, trong đó ông Phạm Văn Đồng viết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ‘ghi nhận và tán thành’ tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý; đồng thời sẽ “chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

Tuy nhiên, bài báo Đại Đoàn Kết phân tích nội dung công hàm này không có nghĩa ông thủ tướng Việt Nam DCCH lúc đó công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà việc mà báo này gọi là “giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ (Trung Quốc)”.

Bối cảnh ‘phức tạp và cấp bách’

Bản Công hàm 1958Bản Công hàm 1958 được giải thích chỉ có tính chất ngoại giao

Bài viết của Nhóm Phóng viên Biển Đông trên tờ Đại Đoàn kết phân tích về bối cảnh của bản Công hàm 1958 gửi Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc là thời điểm “có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan”.

Trong bối cảnh đó, bản công hàm được giải thích là “đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp”, tức “chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý”.

Bài báo viết: “Nội dung công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Các phóng viên cũng phân tích rằng trong lúc đó, về phương diện pháp lý, nước Việt Nam DCCH “không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Thực tế trước năm 1975, các bên tranh chấp đối với hai quần đảo này là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines, chứ không có miền Bắc Việt Nam.

“Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam DCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.”

Chủ tịch Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Trung Quốc, Chu Ân Lai tại Hà Nội năm 1960 vào giai đoạn ‘tình hữu nghị’ lên cao

Nhóm phóng viên kết luận:

“Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi.”

Họ cũng đưa ra một nhận xét trực diện là:

“Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc”.

Lời lẽ và ngôn từ như trên ít thấy trên báo Việt Nam. Mới đây, cũng báo Đại Đoàn Kết đăng bài đả phá báo chí Trung Quốc ‘hăm dọa dân tộc’.

Một thời gian nay đã có nhiều kiến nghị của giới trí thức và người dân Việt Nam yêu cầu được cung cấp thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong liên quan tới các quần đảo ở Biển Đông.

Dư luận cũng đòi hỏi được giải thích về bản Công hàm 1958.

Đây là lần đầu tiên trên kênh thông tin chính thức, Công hàm 1958 được mang ra phân tích cặn kẽ.

Xem thêm: Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc tuyên bố về Hoàng Sa.

Cựu ngoại trưởng Vương Văn Bắc qua đời

Luật sư Vương Văn BắcLuật sư – Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa và Trường Sa

Cựu Ngoại trưởng của Chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng nhất ở thập niên 1970, ông Vương Văn Bắc đã qua đời.

Tin từ Pháp cho hay luật sư Vương Văn Bắc qua đời tại Paris hôm 20/6.

Sinh năm 1927, quê Bắc Ninh, ông Vương Văn Bắc cũng từng làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh Quốc năm 1972.

Báo chí của người Việt ở hải ngoại cũng nhắc rằng ông Vương Văn Bắc có mặt trong phái đoàn của Chính quyền Sài Gòn tham dự hòa đàm Paris năm 1973 và thay ông Trần văn Lắm làm Tổng trưởng Ngoại giao sau đó.

Nhân danh quốc gia

Được biết vào tháng 1/1974, ông đã lên án trước thế giới hành động xâm lấn của Trung Quốc và tuyên bố tác khẳng định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa sau vụ tiến chiếm của hải quân Trung Quốc cộng sản.

Văn bản này hiện được nhiều trang web tiếng Việt ở nước ngoài lưu lại có nội dung như sau:

Sự kiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần tử bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là một sự kiện hiển nhiên và không chối cãi được

Bộ trưởng Vương Văn Bắc

Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng bỗng nhiên lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa đã bác bỏ đòi hỏi vô căn cứ đó. Mặc dầu vậy, trong những ngày gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng không những đã không rút lại sự đòi hỏi vô lý của mình lại còn ngang nhiên xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa bằng cách cho người và tàu bè xâm nhập vào vùng lãnh hải chung quanh các đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) của Việt Nam Cộng Hòa. Thậm chí bọn người này còn dám đặt chân lên các hòn đảo này, dựng chòi và kéo cờ Trung Cộng, trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.”

Nhân danh chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Luật sư – Ngoại trưởng Vương Văn Bắc nói:

“Trước những sự vi phạm thô bạo đó, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam Cộng Hòa rất công phẫn và quyết không dung thứ. Sự kiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần tử bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là một sự kiện hiển nhiên và không chối cãi được, căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử và pháp lý quốc tế…”

Cũng vào giữa năm 1974, ông Vương Văn Bắc đã phát biểu tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Kỳ III về Luật Biển ở Caracas gồm 150 nước tham dự về Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo lời kể của ông Bấm Trần Văn Khởi, nguyên Tổng Cục Trưởng Dầu Hỏa và Khoáng Sản VNCH thì ông Bắc đã “lưu loát trình bày nội dung khúc chiết lập trường chính thức của Việt Nam Cộng Hòa để đưa vào biên bản của Liên Hiệp Quốc”.

Như thế, vẫn theo ông Khởi trong bài trên trang web của mình, “Lịch sử Hoàng Sa- Trường Sa ở Liên Hiệp Quốc, trước đây đã có tuyên bố Trần Văn Hữu ở San Francisco 1951, nay lại ghi thêm tuyên bố Vương Văn Bắc ở Caracas 1974”.

Theo các báo tiếng Việt ở Mỹ, vào những giờ phút nóng bỏng nhất của chế độ Sài Gòn, tháng 4 năm 1975, ông Vương Văn Bắc được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử sang Ảrập Saudi để tìm cách vay tiền cho Việt Nam Cộng Hòa.

Khi Sài Gòn thất thủ, ông Vương Văn Bắc bị kẹt lại ở Anh Quốc lúc ghé thăm gia đình trên đường về nước.

Sau cuộc chiến Việt Nam, ông định cư tại Pháp cho tới lúc qua đời.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110705_vnch_minister_vuongvanbac.shtml

 

 

 

 

 
 

Nhãn: , ,

CUỘC XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG SÚNG (3)

CUỘC XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG SÚNG

Phần 3

VĨNH NHƯ

Tham vọng bành trướng và tư tưởng bá quyền là những biểu hiện của tinh thần phi dân chủ. Ngoài (nước ngoài) thì coi thường nước khác dân tộc khác, đối lập Hoa Hạ với Tứ Di, trong (trong nước) thì coi thường dân chúng, coi thường phụ nữ, đối lập người quân tử (cai trị) với kẻ tiểu nhân (dân chúng). Khổng tử nói tới dân chúng ở nhiều chỗ với một gịọng rất miệt thị, coi thường: dân chúng có thể khiến họ theo, chứ không thể giảng cho họ hiểu được (Luận Ngữ, Thái Bá 9). Ông nhiều lần tỏ ra khinh bỉ dân chúng một cách rõ rệt: Sở dĩ người quân tử không muốn ở chung với đám hạ lưu vì bao tội ác trong thiên hạ dồn cả về đó (Luân Ngữ, Tửø Trương 20). Nói đến phụ nữ ông bảo: chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán (Luận Ngữ Duơng Hóa 25) –Trần Ngọc Thêm- Tìm về bản sắc văn minh Việt Nam, nxb tpHCM năm 2001, trang 482-483.

Tóm lại, Khổng Tử chủ trương tòng Chu, hưng Hoa diệt Di (Bách Việt) kỳ thị chủng tộc (qua lời khen Quản Trọng, coi Bách Việt là mọi rợ), miệt thị dân chúng, khinh bỉ đàn bà… Như vậy thuật nhi bất tác chỉ là lối nhân nghĩa và đạo đức giả của Khổng Tử với mưu đồ đồng hóa và diệt chủng các giống dân Tứ Di, tức Bách Việt mà theo triết gia Đông Lan, “sắc dân Bách Việt đã vào và cư ngụ trên đất Tàu ngày nay trước khi có một dân tộc thực sự là Tàu xuất hiện” (sđd, trang 186, dòng 6-8).

Với chủ trương dùng nhân nghĩa –thuật nhi bất tác- ở đầu môi chót lưỡi, tức lời nói khác với hoài bảo của mình để thay cho việc binh đao.

Cái đạo đức chuyên lấy của người –thuật nhi bất tác- khéo léo uốn nắn theo nhu cầu của mình (Tu, Tề, Trị, Bình) đánh lừa thiên hạ với dã tâm đồng hoá các giống dân khác thành người Tàu. Đó là sách lược lùi không đánh, giả bộ lấy đạo đức của người và đồng hoá họ làm dân mình. Hoà nhi bất đồng của văn minh Hoàng Hà là cái màn che giấu mưu đồ thầm kín, hòa để mà hóa của người thành cuả mình. Cho nên “hòa” gốc du mục khác hẳn với “hòa cả làng” của văn minh sông Hồng, phát xuất từ nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước (Văn hóa Hòa Bình).

Đây là sách lược vô cùng thâm độc của họ Khổng. Do đó Mặc Tử đề xướng thuyết Kiêm Ái (thương mọi người) để chống lại lối giả nhân giả nghĩa của Khổng Tử. Còn Lão Tử chủ trưong bình đẳng, tự do, sống hài hòa với thiên nhiên, trở về với sự chất phác, thuần lương là những giá trị đi ngược lại với chế độ phong kiến nhà Chu, kiến dựng trên quân quyền, phụ quyền và nam quyền.

Chủ nghĩa bành trướng là nét đặc thù độc đáo nhất trong sự hình thành nước Trung Quốc với bệnh HỘI CHỨNG ĐẠI HÁN, từ triều đại này qua triều đại khác, quyết tâm xóa sạch văn hóa Bách Việt một cách có hệ thống, từ Quản Trọng, Khổng Tử cho đến Tôn Dật Tiên, Tưởng giới Thạch, Mao Trạch Đông và kéo dài đến ngày nay.

Thế hệ của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào bây giờ cũng không đi ra ngoài sự chỉ giáo của Khổng Tử: Phải hành động như Quản Trọng –phối hợp quân sự và văn hóa- để đồng hóa đến người Bách Việt cuối cùng (tộc Lạc Việt tiền thân của dân tộc Việt Nam) thành người Tàu.

(Bài 4 sẽ trình bày hỏa mù trong mặt trận văn hóa giữa ta với Tàu)

Hỏa mù trong mặt trận Văn hóa giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Quốc

Điều làm nhiều người vô cùng ngạc nhiên là vào thời điểm này –duới ánh sáng mới của khoa học- mà còn một số trí thức khoa bảng Việt Nam tung ra hai hỏa mù trong mặt trận văn hóa giữa Ta và Tàu:

1- Khuynh hướng xem văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Tàu: Việt Nam cùng lắm cũng chỉ là một cành Nam của gốc Hán.

2- Khuynh hướng đi tìm nguồn gốc văn hóa Việt Nam ở tận bên Tàu: Khổng Tử đã công thức hóa, chữ nghĩa hóa văn hóa của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu thành Ngũ Kinh và Tứ Thư. Khuynh hướng này cho rằng nếu bỏ Nho thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa đến tận gốc của văn hóa Việt. Khuynh hướng này đã “sáng tạo” ra quan niệm Nho giáo có bốn giai đoạn:

a) Hoàng Nho, thuộc Tam Hoàng từ 4450-3080 trước Tây lịch.
b) Di Nho, thuộc thời vua Thuấn (2255 trước Tây lịch), vua Vũ (2205 trước Tây lịch).
c) Việt Nho, hay Nguyên Nho (nội dung Việt Nho được Khổng Tử công thức hóa thành kinh điển của Nho giáo thời Xuân Thu 821 trước Tây lịch.
d) Hán Nho cũng là Nho giáo từ thời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), nhưng bị sa đọa với sự xuyên tạc của nhà Hán (Đông Lan Yêu Mến An Vi, nxb Văn Hiến năm 2004, tr. 194).

Nói Nho giáo là của Trung Hoa thì quá chung chung, và do vậy, không có sức giải thích. Còn nói rằng chữ Nho cũng như đạo Nho thoạt kỳ thủy do người Bách Việt sống trên đất Tàu khởi sáng, rồi sau đó người Tàu hoàn bị thì có lẽ quá cực đoan và không có sức thuyết phục 95% người dân Việt sống trong xóm làng, cái nôi của văn hóa Việt Nam.

Phải chăng văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Trung Quốc?

Những quan niệm, ý tưởng sau đây phần lớn là dựa vào những điều mà tác giả Trần Quốc Vượng ghi trong cuốn Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, cộng thêm những gợi ý, ý kiến của tác giả Trần Ngọc Thêm ghi trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả Cung Đình Thanh trong tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học, tác giả Đào Văn Dương và tác giả Thường Nhược Thủy trong Đạo Sống Việt.

Duới ánh sáng mới của khoa học (khảo cổ học, nhân chủng học, dân tộc học, ngôn ngữ học, di truyền học, hải dương học v.v…), với những tài liệu vật chất lấy lên từ lòng đất Việt Nam, người ta đã chiếu rọi vào quá khứ hàng mấy vạn năm.
Các nền văn hóa trên đất Việt.

Chỉ cần đi sâu nghiên cứu văn hóa Hòa Bình thôi (trước 15.000 năm đến 10.000 năm trước ngày nay) chúng ta biết được cư dân hòa bình (tiền thân của dân tộc Việt Nam) đã thuần hóa cây lúa hoang thành cây lúa nước (Oryza Sativa), thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước từ 6.000 năm đến 7.000 năm trước đây, trong bối cảnh Đông Nam Á, có thiên nhiên phong phú và đa dạng. Trước đó cả ngàn năm cư dân Hòa Bình đã biết trồng cây có củ, cây ăn quả (bầu bí, rau dưa) v.v… Các nhà nghiên cứu đều đồng thuận nông nghiệp, nông nghiệp trồng lúa nước là khởi đầu văn minh nhân loại. Cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước đánh dấu một bước tiến bộ vĩ đại trong đồi sống của cư dân Hòa Bình đã để lại cho chúng ta một niềm tự hào lớn.

1. Văn hóa Hoà Bình là nền văn hóa tiếp nối nền văn hóa Sơn Vi (huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú) thuộc hậu kỳ đá cũ, có tuổi từ 25.000 năm đến 15.000 năm trước ngày nay. Văn hóa Hòa Bình được quốc tế công nhận vào ngày 30 tháng giêng năm 1932, do Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Nền văn minh trồng lúa nước vốn là nền văn minh của cư dân Hòa Bình đã tạo được thế quân bình bền vững của nền văn hóa xóm làng (văn hóa truyền miệng, văn hóa chìm hay văn hóa vô ngôn), giữa con người và thiên nhiên Việt Nam trong khủng cảnh Đông Nam Á từ ngàn xưa (chứ không phải thiên nhiên Tàu, thiên nhiên Hoàng Hà)

2. Tiếp theo văn Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), với những chiếc rìu mài lưỡi nổi tiếng, cả thế giới đều biết.

3. Tiếp theo vân hóa Bắc Sơn (từ trước 10.000 năm đến 6.000 năm trước ngày nay) là văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ) cách ngày nay khoảng 4.500 năm, cội nguồn của văn minh sông Hồng. Đó là thời đại các vua Hùng dựng nước. Di tích văn hóa Phùng Nguyên được tìm thấy ở nhiều tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng.

4. Tiếp theo văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa Đông Sơn, có niên đại sớm là 2820 năm cách ngày nay, với trống đồng, trong đó có trống đồng Ngọc Lũ nổi tiếng trên thế giới.

Trong lúc người Việt cổ xây dựng nền văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn thì cái nước mà ngày nay chúng ta gọi là Trung quốc mới được tạo dựng lên ở mạn trung lưu Hoàng Hà, và nền văn minh Trung quốc ban đầu là nền văn minh Hoàng Hà với ranh giới ba tỉnh bây giờ: Sơn Tây (Quê hương của Đế Nghiêu), Hà Nam (quê Hạ Vũ, kinh đô của nhà Ân), Thiễm Tây (Núi Kỳ sông Vị, quê hương của nhà Chu từ 1122 đến 225 trước Tây lịch.

Nếu đầu óc không bị điều kiện hóa bởi văn hóa Trung Hoa thì đứng ở góc độ nào –văn hóa bác học hay văn dân gian- cũng nhận thấy sự khác biệt giữ văn hóa Việt và văn hóa Tàu. Vì văn hóa theo nghĩa rộng là thiên nhiên –môi trường sống- được thích ứng, biến đổi bởi con người để thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người. Nói cách khác, văn hóa là toàn thể các hình thái sinh hoạt về vật chất và tinh thần của con người trong cách thích ứng, tiếp xử với thiên nhiên và xã hội, lịch sử. Từ đó hình thành cách làm ăn (chăn nuôi theo bầy, sống đồi sống du mục hay trồng trọt đời sống định cư với xóm làng), cách ăn, mặc, ở, cách ứng xư, thái độ của con người đối với thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và lịch sử. Như vậy, nói một cách đơn giản thiên nhiên –môi trường sống- và lịch sử là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng sâu rộng đối với con người trong việc hình thành văn hóa.

Sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc

Trong những điều kiện đó, văn hóa Việt Nam (văn minh sông Hồng) và văn hóa Trung Quốc (văn minh Hoàng Hà) khác nhau từ căn bản: Từ tiếng nói, lối sống, cách ăn, mặc, ở, lối suy nghĩ, cung cách ứng xử đến cội nguồn.
Phải chăng giới trí thức khoa bảng Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khi tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tức nhìn lại chính mình để biết mình là ai? Đầu óc đã bị điều kiện hóa, chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Trung Hoa: Nào thơ Đường, điển tích Tàu, tam cương ngũ thường v.v…, đôi khi quên đi cả thiên nhiên Việt mà họ đang sống như đã trình bày ở phần trên. Trái lại, người dân Việt nhận thấy sự khác biệt giữa Ta và Tàu dễ dàng.

CUỘC XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG SÚNG

Phần 4/cuối

VĨNH NHƯ

Tiếng nói khác. Ngày xưa Tàu mặc quần, Việt mặc váy: cái thúng mà thủng hai đầu, bên Ta thì có bên Tàu thì không. Ngày nay, Ta mặc áo dào, Tàu mặc áo Xườn Xám của Mãn Thanh. Nón lá của ta khác hẳn nón vành ngang của Tàu.

Tàu ăn cháo kê, bánh bao, dùng xì dầu. Ta ăn cơm, ăn xôi, ăn bánh chưng bánh dày, bát tương, chén nước mắm và đặc biệt đôi đũa là một sáng tạo của văn minh trồng lúa nuớc của Việt Nam. Từ địa hạt vật chất đôi đũa đã đi vào lĩnh vực tinh thần, triết lý Việt Nam: Vợ chồng như đôi đũa có đôi, chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho đều; vơ đũa cả nắm, thủ tục ly hôn ngày xưa là bẽ đũa. Thời trước Khổng Tử (Xuân Thu Chiến Quốc) cho đến nhà Tần (221 trước Tây lịch) Tàu ăn bốc (ăn bánh bột luộc, bánh bao). Khi Tần Thủy Hoàng chiếm miền Nam sông Dương Tử và từ đời Hán trở đi người Tàu bắt đầu tiếp thu đôi đũa của dân trồng lúa nước ở phía Nam.

Tàu ăn nhiều mỡ (xứ lạnh) ít rau. Ta ăn mỡ ít (xứ nóng) nhiều rau, đủ loại đủ màu, thường ăn rau sống nhiều hơn Tàu. Có thể nói là gì và hoa gì ăn được đều có mặt trong nồi canh của nông dân Việt: đói ăn rau, đau uống thuốc. Nghệ thuật nấu ăn của Trung Quốc là đổ mỡ vào thức ăn để chiên, xào. Trái lại nghệ thuật nấu ăn của người Việt là nấu, nướng và luộc nghĩa là rút mỡ từ thức ăn ra: điều này phù hợp với nghệ thuật ăn uống dùng ít mỡ trong bữa ăn theo tiêu chuẩn dinh dưỡng hiện đại.

Càng ngược dòng lịch sử sự khác biệt càng sâu sắc. Lưu vực Hoàng Hà là khu vực khí hậu đại lục, lạnh lẽo, khô hạn, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao, có nhiều đồng cỏ mênh mông thích hợp cho nghề chăn nuôi theo bầy, kéo theo đời sống du mục nay đây mai đó lang thang trên cánh đồng cỏ. Lưu vực sông Hồng là khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nước dư thừa, nhiệt đầy đủ với những đồng bằng thích hợp cho việc trồng trọt sống định canh định cư trong xóm làng.
Đất trồng trọt của người Trung quốc ban đầu ở cao nguyên và bình nguyên Hoàng Hà là hoàng thổ, do gió Tây mang lại. Đất trồng trọt của người Việt ở lưu vực các dòng sông là phù sa nâu, do sông cái sông con bồi đắp. Nông nghiệp Trung Quốc, khi người Hoa Hạ chiếm lưu vực sông Hoàng Hà, từ khởi thủy là nền nông nghiệp trồng khô. Nông nghiệp Việt Nam, từ ban đầu, là một nền nông nghiệp trồng nước, trồng lúa nước, sử dụng hệ thống ngập nước, ruộng Lạc theo nước thủy triều lên xuống, với hệ thống tuới nước đa dạng (gàu dai, gàu sòng, kênh ngòi).

Người Trung Hoa trồng túc –tiểu mễ hay kê- sau đó trồng cao lương, rồi trồng lúa mạch kiểu trồng khô. Người Việt trồng cây có củ (khoai các loại) và đặc biệt từ 6000 đến 7000 năm trước đây đã trồng lúa nước.

Kỹ thuật trị thủy sông Hoàng Hà, người Trung Hoa khơi sâu và khơi nhiều dòng chảy. Trái lại, kỹ thuật trị thủy của người Việt là đắp đê.

Ít nước trên mặt, người Trung Hoa phải đào giếng để tìm nguồn nước. Người Việt sống ở vùng sông ngòi chằng chịt, đầm đìa, hồ ao khắp nơi, quen sử dụng nước trên mặt. Ở Việt Nam ao rất đa dạng: Ao nuôi cá, ao rau muống v.v… Ao đã đi vào cuộc sống tinh thần: Đêm qua ra đứng bờ ao; trúc sinh trúc mọc bờ ao; ao thu lạnh lẽo nước trong veo.

Người Trung Hoa ở nhà hầm, người Việt Cổ sáng tạo cái nhà sàn với mái cong độc đáo hình thuyền. Luật pháp của Tàu và Ta hoàn toàn khác nhau. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng thất bại Mã Viện tâu với vua Hán rằng luật Việt và luật Hán khác nhau đến mười điểm, và xin áp dụng luật Hán trên đất Việt (Luật Hồng Đức đời Lê hoàn toan khác hẳn luật Tàu). Sẽ trình bày vào một dịp khác.

Tâm Việt Hồn Việt còn thì văn hóa Việt còn

Người còn tâm Việt, hồn Việt nhìn vào đời sống hàng ngày nhận ra ngay sự khác biệt giữa Tàu và Ta: Tiếng nói khác, cách chào hỏi khác (Tàu: Ăn chưa? Việt: Mạnh khỏe không?), cách mặc khác, thức ăn khác, kỹ thuật nấu ăn khác, lối xưng hô khác (Tàu: nị ngô như Tây phuơng toi, moi, you me; Ta: chú bác, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị, em v.v…)

Đi lại ở miền khô, trên vùng cao nguyên, gần thảo nguyên, thuận lợi cho việc chăn nuôi ngựa, người Trung Hoa thường dùng ngựa, xe cộ trong kỹ thuật giao thông. Quân đội lấy ưu thế là kỵ binh. Lúc đầu người Trung Hoa lấy Ngựa làm biểu tượng cho dân tộc Tàu, sau đổi thành con vật mình ngựa đầu rồng, rồi đến Cọp và sau cùng là Rồng. Dân tộc Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng, miền sông nước chằng chịt với hồ ao khắp nơi, gắn trồng trọt với chài lưới, thuyền bè các loại trở thành phương tiện giao thông chính. Thế cho nên, người Việt từ thượng cổ đã nổi tiếng lặn giỏi, bơi tài, giỏi cùng thuyền.Yếu tố sông nước trong môi trường sống đã ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam. Từ cái làm (trồng lúa nước) đến cái ăn (gạo, đạm thủy sản), chốn ở (nhà sàn, sống trên thuyền bè, chợ thuyền, nhà sàn trên nước) giao thông (thuyền bè, cầu phao) giải trí (múa rối nước) (quân sự thạo thủy chiến) cho đến cái chết (thuyền táng) đều liên hệ đến nước. Tổ tiên chúng ta lấy Tiên và Rồng làm biểu tượng của cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Người Việt mà có nhãn quan Tàu

Người mang cặp mắt kiến Tàu –không còn tâm Việt, hồn Việt- nhìn vào đời sống của người Việt Nam thấy cái gì cũng là Tàu hoặc chịu ảnh hưởng Tàu hay từ Tàu mà ra. Chẳng hạn, đến như học giả Nguyễn Hiến Lê, một khi đã đeo cặp mắt kiến Tàu cũng không giữ đuợc thái độ khách quan trong nhận định: Đối với dân tộc Di, Địch, Khổng Tử không có tinh thần phân biệt chủng tộc, mà chỉ phân biệt văn hóa như khi ông bảo không nhờ công của Quản Trọng thì người Hoa Hạ đã bị gióc tóc mặc áo có vạt bên trái rồi (Nguyễn Hiến Lê), Khổng Tử, nxb Văn Nghệ năm 1992, tr. 188, dòng 11 đến 15). Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Vậy, kỳ thị phân biệt văn hóa mà không kỳ thị dân tộc, kỳ thị chủng tộc thì sao được?

Hơn nữa, Khổng Tử xem dân tộc Di tức Bách Việt là dân mọi rợ trong lời phát biểu của ngài: Cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức của ông ấy. Không có Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc và cài áo bên tả như người mọi rợ rồi (Nguyễn Hiến Lê, lịch sử văn minh trung Quốc, nxb Văn Nghệ năm 1993, trang 26, dòng 17 đến 19). Xem dân tộc Di là dân tộc mọi rợ mà cho rằng Khổng Tử không có tinh thần kỳ thị chủng tộc được sao?

Điều đó cho thấy trí thức khoa bảng Việt Nam, một khi đã có nhãn quan Tàu thì các ông thánh Tàu có miệt thị tổ tiên mình cũng cố tìm cách đổi chữ, hoặc bóp méo đi hay thay đổi lối suy nghĩ để nuốt cho trôi liều thuốc đắng ngõ hầu bảo vệ những thần tượng mà mình đã trót tôn thờ từ lâu.

Đối với 95% người dân Việt chất phác, hiền lương, thiện lành thì không có vấn đề. Còn giới trí thức khoa bảng trẻ Việt Nam, không đọc được chữ Tàu, hãy thận trọng trong khi nghiên cứu, tìm hiểu về Trung Quốc, phải đề cao cảnh giác những trí thức khoa bảng Việt Nam rành chữ Hán có thể họ bóp mép sự thật –vì vô tình bởi đầu óc bị điều kiện hóa bởi văn hóa Tàu hay có mưu đồ- sẽ đưa chúng ta vào con đường nô lệ tư tưởng Tàu với cách học nhập nô xuất nô. Như trên đã trình bày nô lệ tư tưởng là nô lệ từ trong tim óc, tức không còn tâm Việt hồn Việt. Từ đó phát sinh ra tinh thần vọng ngoại, sợ ngoại, trọng ngoại và ỷ ngoại để rồi giao sinh mệnh của dân tộc và đất nước mình cho ngoại bang.

Là người Việt Nam, nếu không sáng suốt trong suy nghĩ, trong hành động, trong cách học về Trung Quốc học vô tình chúng ta sẽ trở thành đoàn quân gián điệp văn hóa cho Trung Quốc.

Đã đến lúc chúng ta cần trở về với chính mình để hiểu rõ chân xác chính chính mình về mặt tri thức và tâm thức. Khi nhận rõ đích thực mình là lúc mở rộng tâm thức đi sâu vào ngôi nhà tâm linh Việt, ngõ hầu duy trì đồng thời phát huy dân tộc tính, hồn nước tức TÂM VIỆT HỒN VIỆT trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

VĨNH NHƯ

CUỘC XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG SÚNG

*********

Đọc thêm…

Tàu cộng: Chánh sách di dân và lấn chiếm biên giới

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng

Gần đây nhà cầm quyền Hà Nội quyết định miễn chiếu khán nhập cảnh cho khách du lịch người Trung Quoc khi vào Việt Nam. Đây là một quyết định đầy bất trắc cho tương lai dân tộc. Chúng ta hăy nhìn lại những gì Trung Quốc đă làm trong quá khứ với các nước láng giềng của họ trong chánh sách di dân và biên giới.

Trung Quốc và Liên Sô có chung chiều dài biên giới khoảng 4,300 cây số. Họ đă có một cuộc chiến đẫm máu vào năm 1969 giữa hai người đồng minh ruột thịt vì Trung Quốc đă xua quân chiếm vùng sông Amur của Liên Sô, mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ. Liên Sô phải dùng đến hỏa tiển để tiêu diệt quân Trung Quốc. Sau đó hai người bạn tiêu biểu cho thành trì Xă Hội Chủ Nghĩa đă ký một hiệp định về biên giới năm 1977, nhưng Trung Quốc vẫn lén lút cho quân lính lấp đá và dồn bao cát bỏ xuống bờ sông Amur bên phía Trung Quốc để lấn ranh Liên Sô.

Khi Liên Sô xin gia nhập vào cơ quan Mậu Dịch Thế Giới (WTO), Trung Quốc chỉ đặt có một điều kiện duy nhất để hổ trợ Liên Sô đó là cho phép người lao động Trung Quốc được vào Liên Sô miễn chiếu khán nhập cảnh.

Một khi họ đă vào được Liên Sô, họ dùng mọi cách để ở lại hợp pháp. Ông Andrei Chernenko, vụ trưởng vụ Di Trú Liên Sô đă từng phát biểu rằng người Trung Quốc dùng mọi hình thức để hợp pháp hóa sự hiện diện của họ, chẳng hạn như kết hôn với người bản xứ, hoặc kinh doanh để tạo sản nghiệp lớn để dể dàng trong việc lưu trú vì tài sản lớn của họ.

Mặc dù đă ký kết hiệp định với Liên Sô, nhưng những vị lănh đạo của Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu B́nh vẫn khẳng định rằng vùng đất Vladivostok và Khabarovsk vẫn là của họ, và trong trường học họ vẫn tiếp tục dạy học sinh rằng Liên Sô đă dung bạo lực chiếm những vùng đất trên của họ.

Hơn thế nữa, họ đưa ra những bằng cớ về Nhân Chủng Học để chứng minh rằng những bộ lạc Trung Hoa có mặt ở đó rất lâu trước khi người Liên Sô tới.

Sự di dân của người Trung Quốc qua đường biên giới vẫn là nổi ám ảnh của chính quyền Liên Sô. Theo ước tính của các chuyên gia thì đến năm 2010 dân số Trung Quốc tại vùng Cận Đông của Liên Sô sẽ lên đến 10 triệu người (hiện tại khoảng 3, 26 triệu) và kiểm soát từ 30 đến 40 phần trăm nền kinh tế của vùng nầy. Vì vậy gần đây ông Viktor Ishayev, toàn quyền vùng Khabarovsk quyết định không cấp quyền công dân cho người Trung Quốc dù đă kết hôn với người Liên Sô tại địa phương ông, mặc dù người ngoại quốc khác được hưởng quyền nầy.

Với Ấn Độ, bắt đầu từ năm 1950 đă có những sự căng thẳng giữa hai quốc gia, nhất là vào những năm 1956-1957 khi Trung Quốc xây dựng trục giao thông quân sự trên vùng đất đang tranh chấp Aksai, phía tây Tân Cương. Ấn Độ lên án Trung Quốc xâm lăng vùng đất nầy của họ. Tiếp theo là cuộc đàm phán giữa đôi bên kéo dài trong ba năm không mang lại kết quả nào cả. Tháng Mười năm 1962 Trung Quốc đưa chín sư đoàn chiếm đóng dọc theo biên giới 3,225 kí lô mét vùng biên giới Hy Mă Lạp Sơn và Trung Quốc. Hai nước đă nổ ra một cuộc đụng độ về biên giới rất khóc liệt. Kết qủa là Trung Quốc đă đẩy lùi Ấn Độ sâu 50 kí lô mét vào vùng đất Aksai mà Ấn Độ cho là thuộc chủ quyền của họ, và Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng chiến. Mười hai năm sau khi ngưng chiến, một cuộc họp song phương cao cấp về biên giới giữa hai quốc gia được tổ chức tại Tân Đề Ly (Ấn Độ) vào tháng Hai năm 1994. Một giai đoạn mới về sự bang giao giữa hai nước bắt đầu tuy vấn đề biên giới giữa hai nước vẫn xảy ra những mâu thuẩn gay gắt.

Với Mông Cổ, sau 11 năm làm chủ Hoa Lục, tháng Năm 1960, Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc thăm Ulaanbaatar (U-Lan-Ba-To) của Mông Cổ để bàn về hiệp định hợp tác song phương, và cả hai bên đă đạt được một hiệp uớc về biên giới. Trong buổi tiệc khoản đải lănh đạo Mông Cổ tại Bắc Kinh ngày 27 tháng 12 năm 1960 Chu Ân Lai tuyên bố: “sự nhanh chóng giải quyết êm đẹp vấn đề biên giới giữa hai quốc gia không những đánh dấu sự cũng cố và phát triển t́nh hữu nghị giữa hai quốc gia, mà còn tạo gương sáng trong mối quan hệ giữa hai nước xă hội chủ nghĩa anh em”. Tiếc thay kỹ nguyên hợp tác thân thiện nầy tồn tại không lâu.

Mặc dù hiệp định về biên giới được ký kết chính thức năm 1962, nhưng măi đến 1982 mới được thực hiện. Trong khoảng thời gian 20 năm đó Trung Quốc luôn tìm cách lấn biên giới và cho di dân sang Mông Cổ. Năm 1981 dấy lên phong trào trục xuất người Trung Quốc ra khỏi Mông Cổ đă bùng nổ. Thêm vào đó, Liên Xô tố giác Trung Quốc đă vi phạm hiệp định về biên giới với Mông Cổ tất că hơn 400 lần chỉ riêng trong năm 1969. Tờ New York Times, ngày 27 tháng 5 năm 1983 chạy trang đầu tin Mông Cổ trục xuất nhiều ngàn công nhân Trung Quốc ra khỏi nước họ. Ngày 2 tháng 9 năm 1964, tờ Pravda, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Liên Xô loan tin rằng Mao Trạch Đông rất hối tiếc vì không tranh thủ được sự đồng tình của Liên Xô để Trung Quốc chiếm Ngoại Mông. Trung Quốc, một quốc gia rộng mênh mông, nhưng người cầm quyền của họ luôn luôn tìm cách lấn chiếm lân bang mình dù chỉ năm, mười ngàn cây số!

Với Bắc Hàn, trong hai điện tín gởi cho Stalin vào tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông khẳng định rằng nếu toàn bộ Đại Hàn bị Mỹ chiếm đóng, và lực lượng cách mạng Đại Hàn bị hủy diệt, bọn xâm lược Mỹ thêm kiêu căng, và toàn bộ vùng bắc Á sẽ bất lợi cho chúng ta (Liên Xô và Trung Quốc). Sau khi thấy Stalin ngần ngại trong việc gởi không lực yểm trợ, Mao kết luận rằng chúng ta phải tham chiến, tham chiến sẽ rất có ích lợi và ngược lại sẽ rất tai hại. Mao không ngần ngại tuyên bố mục tiêu của Trung Quốc trong việc xua quân chiếm Bắc Hàn là không những bảo vệ biên giới và cứu giản chế độ Bình Nhưỡng. Mao hứa với Stalin là sẽ gởi 12 sư đoàn vào Bắc Hàn vào tháng 10 năm 1950 và sẽ tiếp tục gởi thêm 24 sư đoàn nửa vào mùa xuân và hè năm 1951.

Với chiêu bài “Mặt Trận Giải Phóng” của thế giới, Mao quyết định chiếm Bắc Hàn để bảo vệ mặt trận giải phóng của xứ nầy, bảo vệ cả mặt trận giải phóng Trung Quốc và thế giới nửa. Mao lạc quan tin rằng Hoa Kỳ sẽ bị bại trận tại Bắc Hàn, hậu quả sẽ thuận lợi cho mặt trận giải phóng quốc tế. Rõ ràng là Trung Quốc nhận ra cuộc chạm trán giữa họ và Hoa Kỳ là không thể tránh được, nhất là khi hạm đội thứ bảy của Hoa Kỳ bắt đầu bỏ neo ngoài khơi Đài Loan trong lúc quân đội Liên Hiệp Quốc can thiệp vào cuộc chiến Triều Tiên. Họ muốn đem chiến tranh ra ngoài nước họ và Bắc Hàn là nơi Trung Quốc lựa chọn cho cuộc chiến. Tóm lại, mục tiêu của họ khi xua quân vào Bắc Hàn không phải vì bảo vệ nước xă hội chủ nghỉa anh em, mà là chiếm nước anh em làm chiến trường để đọ sức với địch thủ. Họ luôn coi các nước láng giềng là “ao nhà” và có quyền xử dụng vào bất cứ mục tiêu nào họ muốn.

Với Tây Tạng, sau khi chiếm được Hoa Lục vào năm 1949, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc lập tức đ̣i Tây Tạng phải chấp nhận (1) quốc phòng của Tây Tạng phải do Trung Quốc kiểm soát, (2) Tây Tạng là một bộ phận của Trung Quốc. Dĩ nhiên đề nghị phi lý nầy không được chấp nhận. Liền sau đó, ngày 7 tháng 10 năm 1950 Trung Quốc xua 40,000 quân đánh chiếm Chamdo, thủ đô miền nam Tây Tạng. Mặc dù Ấn Độ, Hoa Kỳ, Anh Quốc cùng một số quốc gia khác phản đối quyết liệt. Trung Quốc không những làm ngơ mà còn thách thức quốc tế bằng cách đưa thêm một quân đoàn tiến vào thủ đô Lhasa vào ngày 9 tháng 9 năm 1951. Lần lượt các thành phố khác của Tây Tạng rơi vào tay quân Trung Quốc. Mặc dù Tây Tạng đă anh dũng tạo ra hai cuộc khởi nghĩa vào các năm 1956 và 1959, nhưng tất că đều bị quân Trung Quốc đè bẹp. Kết quả là hơn hai chục ngàn người Tây Tạng bị giết, khoảng 80 ngàn người cùng Đức Dalai Lama phải lưu vong sang Ấn Độ.

Sau hai thập niên bi thống trị bởi Trung Quốc, khoảng 1.2 triệu người Tây Tạng, tức 20% dân số đă bỏ mình trong các trai tù hoặc tại các nông trường tập thể, hoặc bị thủ tiêu. Nhiều tù nhân bị bỏ đói đến chết. Hơn 6,000 cơ sở văn hoá, đền đài, chùa chiền, tu viện bị phá hủy. Để duy trì lực lượng thống trị tại Tây Tạng khoảng 300,000 binh sĩ và công an, phần lớn lương thực bị thu mua, vì thế đă gây ra hai nạn đói vào các năm 1958-1961 và 1966-1976.

Nhưng âm mưu thâm độc nhất vẫn là chánh sách đồng hoá cố hữu mà họ đă từng áp dụng không thành công tại Việt Nam khi họ đô hộ ta hàng ngàn năm trước. Họ đưa đến Tây Tạng khoảng 7,5 triệu người Trung Quốc, vượt xa dân số Tây Tạng khoảng nửa triệu. Người Tây Tạng trở thành dân thiểu số ngay trên chính quê hương cuả họ. Họ thống trị Tây Tạng không những về mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và xă hội, mà còn ngự trị về mặt ngôn ngữ, vì ngôn ngữ chính thức là tiếng Trung Hoa, và Tây Tạng chỉ là ngôn ngữ địa phương.

Tây Tạng là bài học xương máu mà nhà cầm quyền Hà Nội phải học để bảo đảm sự tồn tại, độc lập của đất nước.

Với Việt Nam, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, tổ tiên chúng ta trải qua muôn vàn khó khăn với nước lân bang khổng lồ Trung Quốc. Với quan niệm Bắc địch, Tây rợ, Đông di, Nam man, các triều đại vua chúa Trung Quốc luôn đánh phá, gây bất ổn để đồng hoá, hoặc thôn tính Việt Nam. Cộng Sản Trung Quốc giữ nguyên quan niệm Đại Hán lạc hậu đó.

Chỉ kể trong lịch sử cận đại, hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc rất thân thiện trong thời gian Việt Nam chống Pháp, nhưng sau khi Stalin qua đời, người kế vị là Khrushchev, quan niệm về cộng sản của ông khác hẳn, nhất là với Mao Trạch Đông, từ đó đưa đến tình trạng căng thẳng giữa hai đảng cộng sản anh em . Kể từ đó Việt Nam thân Liên Sô hơn Trung Quốc. Nắm cơ hội nầy, Liên Sô viện trợ nhiều cho Việt Cộng để chống Pháp, và hé lộ ý đồ giúp Việt Nam trở thành cường quốc cộng sản trong vùng Đông Nam Á. Trung Quốc rất khó chịu khi nhận ra điều nầy vi phía bắc của họ là Liên Sô, nếu phía nam Việt Nam trở thành cườnng quốc thì họ bị kẹt vào chính giũa, sẽ chận thế phát triển của họ về phía nam.

Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là bắt đầu liên hệ với Hoa Kỳ vào cuối năm 60, đầu năm 70 trên cấp bực cao với ngoại trưởng Henry Kissinger và rồi với Tổng Thống Nixon. Cùng lúc đó họ bắt đầu hổ trợ cho Cam Pu Chia dưới sự lănh đạo của Pol Pot vì ý thức hệ cộng sản, nhưng trên thực tế, họ muốn cô lập Việt Nam với Trung Quốc về phía bắc và Campuchia ở hướng tây.

Khi Khmer Đỏ của Pol Pot nắm quyền, họ bắt đầu đò lại lảnh thổ mà họ cho là Việt Nam đă chiếm trong quá khứ. Bị từ khước, Pol Pot bắt đầu tàn sát Việt Kiều ở Campuchia, và hổ trợ cho du kích đánh phá Việt Nam ở phía tây vào năm 1978 (theo Wikipedia, Google). Nắm lấy cơ hội nầy, Liên Sô giúp Việt Nam đánh chiếm Campuchia, trước hết để loại trừ ảnh hưởng Trung Quốc tại đây, và để chứng minh với đám cộng sản đàn em là theo Liên Sô có lợi hơn là theo Trung Quốc. Việt Nam cũng nhận thấy rằng đây là cơ hội, vì Lào đă theo Liên Sô, nếu lật đổ được Pol Pot lập chánh phủ bù nhìn th́ì Việt Nam sẽ trở thành cường quốc cấp vùng ở Đông Nam Á. Vào ngày 7 tháng Giêng 1979, Việt Nam xua quân chiếm Phnom Penh, chấm dứt chế độ Khmer Đỏ và lập lên chánh phủ bù nhìn thân Việt Nam.

Để trả đủa, ngày 15 tháng Hai năm 1979 Trung Quốc công khai tuyên bố hiệp định giửa Trung Quốc và Liên Sô hết hiệu lực, và họ có quyền gây chiến tranh với đồng minh của Liên Sô vì Việt Nam ngược đải Hoa Kiều và họ dùng chiêu bài bảo vệ kiều dân để gây chiến với Việt Nam. Hai ngày sau họ đưa 120 ngàn Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đánh chiếm các tỉnh Cao Bằng, Lao Cai, và Lạng Sơn vào sâu trong lănh thổ Việt Nam 30 cây số. Ngày 6 tháng Ba họ đơn phương tuyên bố nhiệm vụ “dạy cho Việt Nam một bài học” đă hoàn tất, và đơn phương rút quân. Và ngày 16 tháng Ba họ đă hoàn toàn triệt thoái khỏi biên giới Việt Nam.

Qua những sự kiện nêu trên ta thấy Trung Quốc luôn tìm cách di dân họ, lấn biên giới, và dùng kiều dân như một loại vũ khí để xâm lăng các nước láng giềng khi cần. Với những nước yếu kém, họ coi như là “sân sau” của họ và sẵn sàng dùng vũ lực để xử dụng theo nhu cầu chiến lược.

Chúng ta đều biết rằng con số người Trung Quốc hiện đang sinh sống tại Việt Nam không ít, và họ chiếm ưu thế trong lănh vực kinh tế. Nay cho phép người Trung Quốc vào Việt Nam không cần chiếu khán nhập cảnh sẽ tạo cơ hội cho một số trong đám họ ở lại, dù bất hợp pháp, điều ấy gây muôn vàn khó khăn cho đồng bào ta trong lănh vực kinh tế, đó là chưa kể đến vấn đề an ninh, chính trị.

Quyết định trên của nhà cầm quyền Hà Nội hết sức sai lầm, vô tình, hay hữu ý thực hiện chánh sách di dân của nhà cầm quyền Trung Quốc mà họ không tốn cống sức đòi hỏi, hoặc trả giá để có được như họ đă từng làm với Liên Xô hoặc với các nước khác. Khi có nhiều cư dân Trung Quốc trên lănh thổ Việt Nam đó là một trong nhiều nguyên cớ để họ dùng để xâm lấn ta khi họ có nhu cầu. Đành rằng họ có thể viện bất cứ nguyên nhân nào, nhưng chúng ta không nên tạo thêm nguyên nhân giúp họ.

Ngày nay Trung Quốc là một quốc gia hùng cường về kinh tế và quân sự đuợc cai tri bởi chế độ bá quyền đầy tham vọng, đó là hiểm họa cho thế giới nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Nhà cầm quyền Hà Nội phải sáng suốt nhận ra cái hoạ mất nước từ Trung Quốc.

Vì quyền lợi tối thượng của dân tộc, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải mạnh dạn, nhanh chóng rút lại lệnh trên trước khi chánh quyền Trung Quốc lợi dụng nó gây bất lợi lâu dài cho dân tộc. Làm được việc nầy đảng cộng sản Việt Nam ít nhất còn có được một lần tuyên truyền với đồng bào rằng họ tranh đấu để bảo vệ quyền lợi dân tộc, và họ không phải là đấy tớ suốt đời của Trung Cộng.

Nhà cầm quyền Hà Nội luôn miệng hô hào hăy khép lại quá khứ thù nghịch, cùng nhau bắt tay xây dựng lại đất nước. Nhưng nghịch lý thay với người Trung Quốc đến Việt Nam thì được miễn chiếu khán nhập cảnh, còn người Việt Nam sống ở nước ngoài khi về thăm quê hương thì những khúc ruột ngàn dậm nầy bắt buộc phải có chiếu khán nhập cảnh. Người cộng sản Việt Nam nói một đàng, làm một nẻo. Không biết bao giờ họ mới bắt đầu sự chân thật và chấm dứt sự lừa dối. Họ vẫn tiếp tục nuôi dưởng thái độ thù nghịch với chính đồng bào của họ..

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng

Tài liệu tham khảo:

* Barnard, Calvin, J. Lieutenant Commander, U.S. Navy, The China- India Border War 1962, Marine Corps Publisher.
* Department of State, International Boundary Study, No 173, August 14, 1984.
* Nguyễn Quốc Khải, Liệu Tây Tạng.., Người Việt, số 7280, ngày 12/11/05.
* Sheng, Micheal M. Korea and World Affairs, Vol. XIX, No. 2, Summer 1995.
* World Press Review, No 12, Vol 50, December 2003.

BÁNH VẼ VỀ “AN SINH VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI” CỦA THỦ TƯỚNG CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG

Hà Long
Sáng ngày 25/8/2010 cơ quan tối cao của cánh nhà báo gồm 700 tờ nhật báo đi theo lề phải và hơn 65 đài phát thanh phát hình, Cổng thông tin điện tử chính phủ đăng tải bài viết dài 2 trang của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc trước toàn dân qua kênh truyền hình nói về an sinh và phúc lợi xã hội với tựa đề thật dài: „Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020″

Những trang báo chưa kịp ráo mực thì nhiều giới mấp mé ven theo lề trái phản công tới tấp, điển hình Blogger Trương Duy Nhất phê bình „thẳng ruột tượng“ trong trang Blog của ông: „Một bài viết loằng ngoằng kín đặc 2 trang của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng trên hầu hết các tờ nhật báo sáng nay. Báo nào báo nấy đăng i hệt nhau, không sai một dấu phẩy. Thấy… nực cười!“

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về an sinh và phúc lợi xã hội được định nghiã cho đúng vị trí như thế nào.

– Theo tự điển Wikipedia, an sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. Cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội.

– Còn phúc lợi là hạnh phúc và lợi lộc, rộng hơn chính là quyền lợi về vật chất mà nhà nước hay đoàn thể bảo đảm cho công nhân và viên chức được hưởng. Tóm gọn là lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến.

Quá tốt đi chứ! thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỗng yêu thương người dân đột phát, ông ta bỗng nhiên động lòng trắc ẩn đến hơn 80 triệu dân mà phần đông lúc nào cũng phải trông chờ chính sách xóa đói giảm nghèo, hoặc luôn thuộc vào diện như một bài trường ca dài muôn thuở: dân tộc ta còn nghèo đói.

Hình như ông trời làm ngược lại ý của thủ tướng bằng những cơn giông bão lên đến cấp 10, 11 thổi vào Thanh Hóa, Nghệ An trong lúc ông Dũng đang nói dai nói dài và nói dở từ „bài viết loằng ngoằng kín đặc 2 trang“ về an sinh và phúc lợi xã hội. Người dân lúc ý chỉ chờ một câu từ cửa miệng ông Dũng, động lòng nói đến nỗi khổ của dân nghèo đang mất nhà, đồng ruộng tan hoang và phải sống với lũ. Được như vậy, ít nhất họ cũng nhận được một chút an ủi từ cơ chế an sinh, cho dù mắt họ chưa bao giờ thấy. Blog Nguyễn Thế Thịnh đi ngay vào trung tâm vấn đề vào ngày 25/8/2010: „Bão lụt đang tàn phá bắc miền Trung, rất nhiều vấn đề bạn đọc quan tâm theo dõi, các đồng chí lãnh đạo qua đó cũng thấy được nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo. Nhà tôi mà ở trong vùng bão lụt, cầm tờ báo lên, tôi cũng sẽ nói: An sinh xã hội cái gì, đang chằng chống nhà cửa, đắp đê cứu lúa đây này! Tức là đề cập đến thời điểm. Trong tuyên truyền, thời điểm rất quan trọng. Đó là sự thật, dù nhiều người biết nhưng không nói ra.“

Tiếp theo, ngày 26/8/2010 trong trang mạng Bauxite Việt Nam người dân đọc được bức thư ngỏ của TS Vũ Triệu Minh gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: „Thưa ông Thủ tướng, Trong khi không thấy cập nhật tin tức gì về sự tàn phá của cơn bão số 3, sáng nay ngày 25/8/2010 hầu hết các tờ nhật báo ở Việt Nam đều đăng một bài viết của Thủ tướng dài kín đặc 2 trang giấy. Báo nào báo nấy đều đăng y hệt nhau không sai đến một dấu phẩy. Tôi không hiểu có được bao nhiêu người đọc hết bài báo này. Tôi cũng xem lướt thôi và thấy trọng tâm của bài báo là ca ngợi những thành quả của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm qua (2001-2010). Xin trích nguyên văn một đoạn: `Đến nay công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn khoảng 10% (năm 2010); chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần (năm 1999) xuống còn 2 lần (năm 2008). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt`”.

Tiếp theo TS Vũ Triệu Minh chất vấn thủ tướng về những con số thống kê: „Xin hỏi ông Thủ tướng (vì không biết ai viết hộ ông) rằng có phải ông đang lấy chuẩn nghèo theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005″, thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo?

Theo cách tính này thì đến năm nay (2010) chỉ còn có 10% dân số Việt Nam là nghèo vì có thu nhập dưới 1 triệu đồng một năm. Như vậy cho phép tôi được ước lượng rằng người nghèo ở Việt Nam sẽ có thu nhập thực tế khoảng 500 ngàn đồng một năm (tôi lấy trung bình 50% của 1 triệu đồng). Như vậy, để xóa nghèo cho họ, chúng ta phải giúp họ thêm 500 ngàn đồng một năm nữa chứ gì? Chỉ trong một chớp mắt, mỗi người dân Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin của ông một triệu đồng đấy. Số tiền này đủ để ông xóa nghèo cho toàn dân Việt Nam trong vòng 20 năm.“, hết trích!

Ối chao, dữ liệu do TS Minh đưa ra vẫn còn nóng hổi chưa kịp cất vào ngăn tủ của chương trình xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, tạm gọi chưa kịp giảm nghèo lại còn nghèo thêm vì bị è cổ trả nợ cho Vinashin.

Điều này cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng đang làm đảo ngược lại chương trình quốc gia đại sự của ông: nghèo mà vẫn bị bóc lột bởi nhà nước.

Ai đang hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Theo định nghĩa về cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội nhắc ở trên thì toàn dân có thể đồng lòng với một tiếng nói: đó là 3.000.000 đảng viên với những quyền lợi vô cùng to lớn, các thành phần từ trung ương đến tỉnh thành và nông thôn. Chúng bám chặt vào cơ chế này giống như một loại đỉa dai hút máu con người. Chẳng xa lạ gì, cứ nhìn về quê hương của thủ tướng Dũng tại Rạch Giá với nhà thờ tổ thờ gia tộc của ông thì rõ, cơ ngơi này giá trị trên 40 tỷ đồng, theo định giá trị của 2 năm trước. Nếu được nhắc thêm về tài sản do quan hệ gia đình ông Dũng đang quản lý, đó là: bệnh viện tư nhân, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh công ty xe tắcxi, tàu biển, xăng dầu, v.v…

Nhơn nhởn ngoài đường của giới hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi xã hội được nhìn thấy từ viên cảnh sát đứng đường, nhân viên thu thuế chợ rồi đến chủ tịch thôn, xã, tỉnh thành. Chỉ hình dung ra một vườn rau trên lầu cao của nguyên tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Khả Phiêu với vốn đầu tư không dưới 20.000 Đôla Mỹ vì một lý do không muốn ăn rau bẩn bên ngoài sợ ngộ độc hóa chất, thì thấy rằng quan viên chức nhà nước csVN muốn tận hưởng cơ chế an sinh và phúc lợi đúng mức tuyệt vời của nó.

Các ví dụ cụ thể đập vào mắt dân hằng ngày như thế, những lời vàng ngọc của ông Dũng chẳng khác nào so sánh trời và đất, an sinh hưởng phúc lợi và nghèo khó cách xa vời vợi. Blogger Trương Duy Nhất đã phải thốt lên: Nhìn đã ức rồi, huống chi đọc! (những lời của ông Dũng).

Nhìn toàn cảnh an sinh xã hội tại Việt Nam ai chẳng bức xúc, tác giả có nickname Sơn Tam đảo ủng hộ cách nhìn của Trương Duy Nhất: „An sinh gì mà toàn quốc cứ phải chạy ra đường. Nếu an sinh, phúc lợi tốt thì những người thất nghiệp được trợ cấp sẽ ít phải nhất quyết xuống đường như vậy, có thể họ sẽ yên tâm thanh bần ở làng quê và suy nghĩ gì đó… đằng này già trẻ lớn bé ra đường, về thủ đô và chất đống ở đó rồi lại phải nghĩ cách dời đô lên non. Thu hút, thu hút bán hết bán hết rồi lên non ở, chẳng khác nào bán đất đi mà ăn. Nhân dân lúc nào cũng chạy nháo nhào theo các dự án phá dỡ di dời. Phần lớn người ta về thành phố là để ăn theo trung tâm chính trị ăn bám, nếu TT ấy đi thì họ cũng sẽ theo… rồi lại dời dời chuyển chuyển nữa chẳng biết đường nào mà lần, chẳng có văn hoá địa phương nào nữa vì sự say trộn của quốc gia, chỉ có gà vịt cứ nhớn nhác nhớn nhác trên vườn của chính mình mà thôi. Nhìn chung thì chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa tư bản hiện đại cho các mẫu quốc của nó bằng cách bóc lột nhau và nộp sưu (bằng du học, bằng vay ODA, bằng du lich…) họ bây giờ chẳng cần đặt bản doanh ở bản địa nữa, chúng ta tự băm chém nhau vì tiền của họ (không hề vì tiền của ta, vì nếu của ta thì sau một thời gian phải có vật chứng nhìn được) là đủ rồi.“

Tiếp theo nickname „khóc rùi nè“ cho thấy chính sách của thủ tướng Dũng về an sinh được thực hiện qua cưỡng bách cướp đi ngày công của các lao động nghèo: „Anh Nhất ơi, chả biết an sinh và phúc lợi thế nào chứ mỗi lần hạn hán lũ lụt, bọn công chức chúng em thương đồng bào thế nào lại lo cho thân mình thế ấy, lương ba cọc ba đồng, thỉnh thoảng lại trừ một ngày lương vì quỹ nọ quỹ kia (vận động một cách bắt buộc anh à). Mỗi lần có thiên tai, hạn hán, tai nạn lớn chúng em lại “phải” tự nguyện ủng hộ ít nhất một ngày lương. Ủng hộ bà con, lá lành đùm lá rách thì có sao đâu anh, nhưng đôi khi thấy bà con mình bị mang lên truyền hình làm cớ để “gom bạc lẻ” thấy tội quá anh à, lại nghĩ thân mình lương chả đủ ăn, phải ăn bám thêm bố mẹ mà cũng “vung tay” ủng hộ, chả biết tiền an sinh và phúc lợi nhà nước cất đâu mà cứ phải hô hào quyên góp thế này, tội cả người cho và người nhận anh ơi… (nói rồi nghĩ lại, tự xỉ vả mình, thì công chức mình cũng đang sống bằng tiền thuế của bà con đấy thôi, bớt ra một tí có sao, dưng mà, tiền thuế của bà con, sức lao động của bà con, trong đó có cả mình, cũng có mô có phần cho an sinh và phúc lợi rồi mà), chỉ mong sao chiến lược của bác Dũng bác khỏe chi đó làm cái an sinh chi đó để cái sự ủng hộ tự nguyện nó là tự nguyện anh ơi…“

Cuối cùng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 dài loằng ngoằng kín đặc 2 trang của thủ tướng Dũng làm cho dân Blogger rù rì mấy ngày qua: „Có đọc cũng chả hiểu viết gì nói gì!“

Việc gì thì việc, làm gì thì làm, những nghị định của thủ tướng Dũng đưa ra cho dù „dài loằng ngoằng“ hoặc „ngắn cụt ngủn“ thì theo thói quen trong cuộc bàn thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chiều 21/8 đã làm cho tờ báo VietnamNet phải đưa tin với hàng tít lớn: „Nhiều việc, Thủ tướng chỉ đạo cũng không ai giải quyết“ (Botay.com)!

Kết thúc bài viết này, người viết mạn phép ghi lại bài thơ trào phúng mới được sáng tác ngày 27/8 với tựa đề: „Nếu không có lũ tham quan“, của Bành Thanh Bần trong trang nhà Trannhuong, khi tác giả cảm tác lúc đọc bài viết: “Thư ngỏ của T.s Vũ Triệu Minh gửi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” được phát hành trên trang mạng Bauxite Việt Nam.

Hộ nghèo năm hai linh hai *
Chiếm 29% phần trăm
Đúng? Sai? Ai tường?
Năm nay giảm xuống thấp hơn (10%)
Giảm 19% phần trăm nữa…
thành luôn nước giầu!
Mười lăm năm nữa lâu đâu…
Hộ nghèo hết nhẵn
Dân giầu… “dã man”!
Nếu không có lũ quan tham
Từ Thôn, Xã đến Trung Ương… đốn đời…
Toàn dân Việt đã giầu rồi
“Giầu nứt đố… đổ cả trời” cũng nên!
Thôi thì mang kiếp dân đen!
Cố gắng mà sống để xem sau này?
Biết đâu vận nước đổi thay?
Dẫu chờ mấy chục năm nay… hãy chờ!!!

(Ngày 27/8/2010 – Bành Thanh Bần)
Em Bé Lên Sáu Tuổi

Hoàng Cầm

Em bé lên sáu tuổi

Lủi thủi tìm miếng ăn

Bố: cường hào nợ máu

Đã trả trước nông dân

Mẹ bỏ con lay lất

Đi tuột vào trong Nam

Từ khi lọt lòng mẹ

Ăn sữa, ngủ giường êm

Áo hoa lót áo mềm

Nào biết mình sung sướng

Ngọn sóng đang trào lên

Ai nghĩ thân bèo bọt

Nhưng người với con người

Vẫn sẵn lòng thương xót

Có cụ già đói khổ

Lập cập đi mò cua :

Bố mẹ nó không còn

Bỗng thương tình côi cút

Cụ nhường cho miếng cơm

Chân tay như cái que

Bụng phình lại ngẳng cổ

Mắt tròn đỏ hoe hoe

Đứng nhìn đời bỡ ngỡ :

– “Lạy bà xin bát cháo

Cháu miếng cơm, thầy ơi!”

Có một chị cán bộ

Đang phát động thôn ngoài

Chợt nhìn ra phía ngõ

Nghe tiếng kêu lạc loài

Chị rùng mình nhớ lại

Năm đói kém từ lâu

Chỉ mới năm tuổi đầu

Liếm lá khoai giữa chợ

Chạy vùng ra phía ngõ

Dắt em bé vào nhà

Nắm cơm dành chiều qua

Bẻ cho em một nửa

Chị bần cố nông cốt cán

Ứa nước mắt quay đi :

– “Nó là con địa chủ

Bé bỏng đã biết gì

Hôm em cho bát cháo

Chịu ba ngày hỏi truy “

Chị đội bỗng lùi lại

Nhìn đứa bé mồ côi

Cố tìm vết thù địch

Chỉ thấy một con người

Em bé đã ăn no

Nằm lăn ra đất ngủ

Chị nghĩ : “Sau lấy chồng

Sinh con bồng bụ sữa”

Chị phải đình công tác

Vì câu chuyện trên kia

Buồng tối lạnh đêm khuya

Thắp đèn lên kiểm thảo

Do cái lưỡi không xương

Nên nhiều đường lắt léo

Do con mắt bé tẻo

Chẳng nhìn xa chân trời

Do bộ óc chây lười

Chỉ một màu sắt rỉ

Đã lâu nằm ngủ kỹ

Trên trang sách im lìm

Do mấy con người máy

Đầy gân thiếu trái tim

Nào “liên quan phản động”

“Mất cảnh giác lập trường”

Mấy đêm khóc ròng rã

Ngọn đèn soi tù mù

Lòng vặn hỏi câu hỏi :

“Sao thương con kẻ thù?

Giá ghét đươ.c đứa bé

Lòng thảnh thơi bao nhiêu!”

Hoàng Cầm

Chủ tịch Bắc Hàn bí mật rời khỏi Trung Quốc

RFA 28.08.2010

Chủ tịch Kim Jong-il của Bắc Hàn đã bí mật rời khỏi Trung Quốc sau ba ngày viếng thăm. Chuyến trở về của ông Kim cũng bí mật như khi ông tới Trung Quốc ba ngày trước đây.

Chuyến xe lửa bọc thép đặc biệt đã chở Chủ tịch Kim Jong-il về nước. Thông tin cho biết Kim Jong-il không đi đến tận Bắc Kinh, nhưng đã gặp chủ tịch Hồ Cẩm Đào; một cuộc gặp gỡ đặc biệt trong bối cảnh lãnh đạo Bình Nhưỡng chuẩn bị nhường chiếc ghế lãnh tụ cho con trai út. Một số viên chức Nam Hàn cho rằng Kim Jong-il đã được chủ tịch Hồ Cẩm Đào cam kết viện trợ kinh tế cũng như đứng sau lưng trong các vấn đề ngoại giao.

AFP trích dẫn hãng thông tấn Yonhap cho biết vào lúc 9 giờ sáng thứ bảy hôm nay, khoảng 20 chiếc xe của phái đoàn Bắc Triều Tiên được 10 xe an ninh Trung Quốc hộ tống đi về hướng đại học nông nghiệp trước khi dừng lại một khách sạn để ăn trưa và sau đó rời đi.

Việc Bắc Kinh đón tiếp chủ tịch Kim Jong-il một cách trịnh trọng chứng tỏ Trung Quốc đang tìm cách cho Washington và Nam Hàn thấy rằng họ không bỏ rơi con cờ Bắc Triều Tiên để đối phó với Mỹ, một thế lực đang đe dọa quyền lực của Trung Quốc trong khu vực.

 

Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng

by Vĩnh Như

phần 1

Vĩnh Như

Lời mở đầu
Mọi người đều biết hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực trong việc tăng cường lực lượng quân sự. Họ đã và đang tăng ngân sách quốc phòng lên chưa từng thấy và cố gắng trở thành một siêu cường về quân sự và kinh tế. Trung Quốc còn có tham vọng lãnh đạo thế giới về mặt tư tưởng. Tập đoàn Hồ Cẩm Đào đang tìm cách phục hoạt tư tưởng của Khổng Tử để làm “nhạc trưởng” điều hợp ban nhạc triết học Đông Tây. Đó cũng là ý kiến của các triết gia tại hội nghị triết học thế giới lần thứ nhất năm 1949 tại Honolulu.

Trung Quốc Một Siêu Cường Về Quân Sự Ở Á Châu
Một nhân vật cao cấp của viện International Assesment and Strategy ở Washington, ông Richard Fisher chuyên về Trung Quốc nhận định rằng Trung Quốc muốn trở thành cường quốc thống trị Tây Thái bình dương, đuổi người Mỹ trở lại Hawaii hay đàng sau nữa.

Theo viện này, Trung Quốc mua mười tỷ đô la tàu lặn và nâng cấp tàu lặng đã có với những vũ khí tối tân. Còn tàu chiến thì Trung Quốc trang bị hỏa tiễn hải không, hải lục. Mỹ phát giác tàu lặn Trung quốc trong vùng biển phía tây đảo Guam. Nhật cũng đã báo động tàu lặn Trung Quốc lảng vảng gần hai đảo của Nhật.

Sự phát triển tàu lặn của Trung Quốc đã biến nước Tàu thành một quốc gia có hải lực mạnh hơn Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nhật. Mỹ đã ý thức được nguy cơ bành trướng của Trung Quốc trên Thái bình dương, nên có kế hoạch đảo ngược cách bố trí tàu lặn thời chiến tranh lạnh.

Theo nhận định của cơ quan phân tích chiến lược Pacific Society vị chủ tịch Hiroshi Nakajima nói: Ảnh hưởng của Trung Quốc trên các đảo của Thái bình dương vô cùng lớn, lớn hơn của Nhật nhiều. Quyền lợi của Trung Quốc và Mỹ sẽ xung đột nhau.

Trung Quốc trở thành đối thủ hàng đầu của Hoa Kỳ bước vào thế kỷ 21. Bắc Kinh đã nói không úp mở Á châu phải là khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc và chính thức cảnh cáo Mỹ không được phép can thiệp vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa giữa Hoa Lục và các quốc gia vùng Đông Nam Á. Không những thế Trung Cộng còn công khai kêu gọi sự triệt thoái toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Thái bình dương…

Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã từng công khai tuyên bố rằng để sinh tồn Trung Quốc rất cần dầu khí và ngư nghiệp của Nam Hải –cá sẽ là nguồn protein cho hơn một tỷ người Trung Hoa (Ngô Thế Vinh –Cửu Long cạn dòng- Biển Đông dậy sóng, nxb Văn Nghệ năm 2001, tr.369).

Trung Quốc Một Siêu Cường Về Kinh Tế Ở Á Châu
Theo Tân Hoa xã, ngành thương mại Trung Quốc đã thặng dư mậu dịch mức kỷ lục trong 6 năm qua. Trong năm 2004, giá trị thương vụ xuất cảng cao hơn giá trị thương vụ nhập cảng. Thống kê của Cục Hải quan Trung Quốc công bố vào trung tuần tháng 1 năm 2005 cho thấy, chỉ riêng trong tháng 12-2004, mức thặng dư mậu dịch lên tới 11,08 tỷ Mỹ kim. Đây cũng là tháng thứ tám liên tiếp trong năm, ngành thương mại Trung Quốc đạt thặng dư.

Kinh tế Trung quốc đang phát triển mạnh, nhưng đa số người dân nghèo đói. Đây cũng là vấn nạn của Nhật hiện nay (sẽ trình bày trong một dịp khác). Trung Quốc có tham vọng trở thành cường quốc kinh tế. Hiện nay Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số 1 nhưng không còn chỉ huy kinh tế thế giới. Trung Quốc có mưu đồ thay thế vai trò của Mỹ. Nhật báo USA Today đăng tin về một bản báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, trong đó có lời tiên đoán trong 15 năm tới, một biến cố quan trọng hàng đầu là sự bành trướng của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ sẽ gây ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Chủ Nghĩa Bành Trướng Bá Quyền Của Trung Quốc
Chúng ta nhận thấy, đã bao nhiêu thế kỷ, khi nào Trung Quốc định thực hiện sách lược bành trướng về phương Nam, các nhà lãnh đạo phương Bắc cũng tìm cách làm chủ Biển Đông và đánh chiếm Việt Nam để làm bàn đạp thực hiện mưu đồ bành trướng xuống Đông Nam Á, nhưng đều bị người Việt chận đứng.

Suốt chiều dài của lịch sử, không có triều đại nào của Trung Quốc từ bỏ tham vọng bành trướng về phương Nam và luôn luôn coi Việt Nam là quân huyện của Tàu. Nhà Chu đánh chiếm đất đai của các tộc Bách Việt ở lưu vực sông Hoàng Hà. Thời Xuân Thu, Quản Trọng dẹp yên nhóm Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà và chiếm một phần đất của nhóm Bách Việt ở phía bắc sông Dương Tử. Cho nên Khổng Tử đã hết lời khen Quản Trọng: Quản Tử đã làm ơn cho hậu thế vì nếu không nhờ ông thì chúng ta (người Trung Quốc) phải gióc tóc và cài áo bên trái như người mọi rợ rồi (Luân Ngữ-Chương Hiến Vấn). Nói khác đi là đã bị Bách Việt hóa.

Cuối thời Chiến Quốc, sau khi thống nhất nước Tàu (221 trước Tây lịch) Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư đánh chiếm đất đai của Bách Việt. Quân Tần vượt sông Dương Tử chiếm Quí Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, quảng Tây và Vân Nam. Nhà Tần phát khởi từ miền biên tái Viễn Tây Trung quốc. Trong một thời gian ngắn ngủi 15 năm nhà Tần đã bành trướng lãnh thổ từ Nam Mông Cổ đến tận Quảng Đông và Quảng Tây. Sau khi chiếm trọn miền Nam Trung Quốc, các nhà lãnh đạo phương Bắc từ Tần, Triệu (Triệu Đà), Hán, Tùy, Đường, Tống đến Nguyên và Thanh luôn luôn tìm cách Hoa hóa dân tộc Việt Nam, nhưng đều thất bại.

Trung Quốc có trăm phương ngàn kế, với sách lược vô cùng thâm độc để xâm lăng Việt Nam. Cuối thế kỷ 20, sau khi dùng quân sự (dạy cho Việt Nam một bài học hồi đầu năm 1979 thất bại, Trung Quốc chuyển sang thủ đoạn chánh trị “tầm ăn dâu”, lấn chiếm dần dần đất và biển bằng những hiệp ước bất bình đẳng giữa các nhà lãnh đạo phương Bắc mang não trạng độc tôn độc hữu gốc du mục, kiêu căng trịch thượng với các quan thái thú -thân Việt, óc Tàu- đang thống trị dân tộc Việt Nam (Hiệp ước nhượng đất ngày 30-12-1999, Hiệp ước nhượng biển ngày 25 tháng 12 năm 2000).

Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng
Bước sang thế kỷ 21, trong những ngày đầu của tháng giêng năm 2005, cảnh sát tuần duyên thuộc công an biên phòng Trung Quốc đã nổ súng tấn công bắn chết 9 ngư dân Việt vô tội, làm bị thương nhiều người khác và bắt giữ 8 người trong đó có 2 người bị thương. Cả người và tàu đánh cá đều bị Trung Quốc trắng trợn chiếm giữ. Phải chăng hành động tàn bạo dã man nói trên chỉ là một trong những thủ đoạn hù dọa khủng bố để che giấu những âm mưu của sách lược xâm Việt Nam không tiếng súng?

Thời đại đem quân xâm chiếm nước người để thiết lập một hệ thống cai trị trực tiếp, không còn hợp thời nữa, đã qua rồi. Hầu như mỗi lần có một vụ đụng chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam thì người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều nhất loạt đồng tâm đứng về một phía vì tình tự dân tộc, máu chảy ruột mềm. Và có thể cả thế giới phản đối lên án hành động bạo ngược gian trá của chế độ Bắc Kinh. Hành động nói trên không những vi phạm trắng trợn các hiệp định thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam và các hiệp ước quốc tế mà còn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Trung Cộng tự coi vùng lãnh hải Việt Nam là của họ.

Quốc Gia Nạn và Dân Tộc Nạn
Hơn hai ngàn năm qua, Trung Quốc đã nhận thấy rằng không thể nào dùng quân sự để biến Việt Nam vĩnh viễn trở thành quận huyện của Tàu và Hán hóa dân tộc Việt Nam như đã Hán hóa các tộc Bách Việt ở miền Nam Trung Quốc.
Quốc Gia Nạn
Ngày xưa, Trung Quốc đã đô hộ Việt Nam trên một ngàn năm với thủ đoạn cai trị khắc nghiệt cùng chính sách đồng hóa vô cùng thâm độc, nhưng ông cha ta đã vùng dậy đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước. Vì tuy chiếm được đất đai, cướp đọạt được tài nguyên và của cải, Hán hóa được đầu óc của đa số trí thức khoa bảng, nhưng không tẩy xóa được tâm Việt, hồn Việt của đại đa số nông dân Việt sống sau lủy tre làng, nên dân Việt, với ý chí giành độc lập vững mạnh, luôn luôn vùng dậy khởi nghĩa, đấu tranh liên tục để giải phóng cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của phương Bắc.

Đất đai bị ngoại bang chiếm đóng, tài nguyên của cải vật chất bị vơ vét, người dân bị bóc lột tận xương tủy, đa số trí thức khoa bảng bị vong thân, mất gốc. Nhưng hồn nước còn, ý chí giành độc lập còn thì đó mới chỉ là quốc gia nạn. Quốc gia nạn cũng đáng sợ nhưng không phải là tuyệt vọng vì người dân có thể vùng dậy đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi đất nước. Điều này đã được lịch sử Việt Nam minh chứng khá rõ ràng. Cho nên rơi vào trạng huống dân tộc nạn mới nguy hiểm vì chắc chắn sẽ đi đến diệt vong.

Dân Tộc Nạn

Dân tộc nạn là lãnh thổ còn, tiếng nói còn và có thể truyền thống tập tục cũng còn mà đầu óc của người dân đã bị ngoại bang hóa –Hán hóa hoặc Tây hóa-, hồn dân tộc, hồn nước, ý chí giành độc lập không còn thì sẽ mất hết: Đất nước sẽ vĩnh viễn trở thành quận huyện của ngoại bang; dân tộc sẽ trở thành một bộ phận thiểu số của ngoại bang. Trường hợp điển hình là đầu óc của dân Bách Việt ở miền Nam sông Dương Tử đã bị Hán hóa nên đất nước của họ đã bị xoá trên bản đồ thế giới. Ngay cả nhà đại trí thức Tôn Dật Tiên cũng quên nguồn gốc của mình là dân Bách Việt ở vùng Quảng Đông. Cho nên dù ông ta đã thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại –đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh- cũng chỉ là làm công không cho tộc Hoa Hán. Phải chăng chỉ vì muốn được cái hư danh quốc phụ của tộc Hoa Hán mà quên đi thân phận dân tộc ông? Còn đối với truyền thống hào hùng của tộc Lạc Việt thì lại là “làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

Dân tộc nào bị thống trị trực tiếp hay gián tiếp mà chịu ảnh hưởng sâu đậm của sách lược xóa bỏ tinh thần dân tộc, làm mất đi dân tộc tính và hồn nước là dân tộc đó đang rơi vào tệ trạng dân tộc nạn. Hiện nay các quan thái thú -thân Việt-óc Tàu- trong Bộ Chính trị và trong chính phủ của CSVN đã và đang tạo môi trường thuận lợi để CS Trung Quốc thực hiện mưu đồ Hán hóa dân tộc Việt Nam. Nói khác đi, người Việt đang gặp đại họa: dân tộc nạn.

Bình tâm và chịu khó động não với cái nhìn nhạy bén, chúng ta sẽ nhận thấy Trung Quốc đang xâm lăng Việt Nam bằng cuộc xâm lược không tiếng súng. Cuộc xâm lược trong hòa bình (! ) đang diễn ra hàng ngày trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, giáo dục, tư tưởng và văn hóa: một cuộc chiến tranh toàn diện.

Lũng Đoạn Kinh Tế Việt Nam

Trung Quốc càng ngày càng gia tăng việc dùng hàng hóa trao đổi ở biên giới Việt-Trung. Một mặt để thu phục nhân tâm, các sắc dân có quan hệ thân thuộc với dân của họ ở vùng biên giới. Mặt khác để thu hút nguyên liệu với giá rẻ như kim loại màu, kim loại quí, đá quí, gỗ quí, thú quí, dược liệu quí v.v… và v.v…

Tình trạng buôn lậu trầm trọng ở biên giới Việt-Trung được sự tiếp tay của các quan chức tham nhũng của chế độ Hà Nội là mối nguy có thể làm cho nền kinh Việt Nam bị phá sản. Hiện nay có thể nói hàng hóa Trung Quốc, nhất là hàng lậu, đã và đang độc chiếm thị trường Việt Nam. Vật dụng dùng trong cuộc sống hàng ngày do Trung quốc chế tạo từ xe đạp, bình thủy, bàn ủi, kim may v.v… và v.v… đến vật dụng nhà bếp tràn ngập từ thành thị đến thôn quê; nhà nhà đều dùng vật dụng do Trung quốc sản xuất.

Tình trạng này dần dần sẽ bóp nghẹt các ngành sản xuất trong nước. Đó là chưa kể những mánh mung đút lót các viên chức tham nhũng của chính quyền để nắm lấy các cơ sở sản xuất, các mối đầu tư béo bở ngon ăn. Lối lũng đoạn kinh tế như thế là cách xâm lược trong hoà bình. Rất nguy hiểm.

Biển Đông Dậy Sóng Cửu Long Cạn Dòng

Một thủ đoạn vô cùng hiểm ác nữa là: Trung Quốc đã và đang đơn phương thực hiện dự án với kế hoạch xây một chuỗi 14 đập ở thượng nguồn sông Mêkông . Họ đã thực hiện xong 6 đập lớn ngăn sông Mêkong tạo thành những hồ chứa nước khổng lồ để làm thủy điện cho vùng Vân Nam. Đó là các đập Manwan, Bashaoshan, Jinghong, Xiaowan, Naguzadu, và Mengsong. Việc làm của Trung Quốc kéo theo Thái Lan; nước này đang xây đập Pakmun với ý định chuyển 8 tỷ thước khối nước tuới cho vùng sa mạc Đông bắc. Rồi Lào cũng đang dự tính ngăn những sông nhánh của Mê Kông như Nam Ngum, Nam Tbuen, Nam Leuk và Honay Ho để làm thủy điện. Việc Trung Quốc ngăn đập tạo hồ lớn ở thượng nguồn Mêkong sẽ gây ra những hậu quả nguy hại cho dân Lào, Kampuchea và đặc biệt là dân Việt Nam, nước ở cuối nguồn. Đây là một đại họa rất lớn trực tiếp đe dọa sự sống còn của dân tộc Việt Nam. Rồi đây dân miền Nam Việt Nam sẽ mất nguồn phù sa bón ruộng, mất nguồn thủy sản để sinh sống. Mặt khác, nước biển sẽ tràn ngập đồng ruộng vùng đồng bằng sông Cửu Long và từ từ nhận chìm cả vùng Cà Mau và vùng duyên hải Nam Việt Nam. Trong tương lai khi cần đánh phá mạnh, Trung Quốc ngăn hẳn nước của các hồ nước lại thì dân ta đặc biệt là dân miền Nam Việt Nam sẽ dở sống dở chết; họ tháo nước ra một lúc thì dân ta cũng điêu đứng.

Chuỗi đập đó có khả năng chặn giữ khoảng 120 tấn phù sa hàng năm trên các hồ chứa và đổ hàng trăm ngàn tấn chất thải từ kỹ nghệ Vân Nam xưống hạ nguồn. Mặt khác, nước biển sẽ xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long, sẽ không còn phù sa mầu mỡ bón ruộng cho miền Nam.

Tiến sĩ Vũ Tiến Ca dùng mô hình toán để nghiên cứu về phù sa sông Mê Kông tại Đại học Sattama Nhật Bản cho rằng sự thất thoát phù sa sẽ là điều cực kỳ nguy hại cho đồng bằng sông Cửu Long. Vựa lúa an toàn nuôi dân tộc Việt Nam và ngư nghiệp duyên hải miền hải sẽ bị đe dọa trực tiếp nếu dòng sông mẹ bị khai thác toàn diện từ thượng nguồn trở xuống theo các hoạch định trên của Trung Quốc. Hơn nữa sự thiếu hụt phù sa tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ không bù đắp nổi quá trình sụp lún

Hiện nay thủ đọan thâm độc nhất của Tàu Cộng là mưu đồ thực hiện sách lược đồng hóa dân tộc Việt Nam vào dân tộc Tàu qua mặt trận văn hóa như họ đã Hoa hóa các tộc Bách Việt ở miền Nam sông Dương Tử.
Mã Viện: Ông tướng Tàu (70 tuổi) nham hiểm thủ đoạn phá hủy trống đồng và xóa bỏ luật lệ Việt, áp dụng luật Tàu trên đất Việt.
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị thất bại năm 43 sau Tây lịch, hàng trăm thủ lãnh, hàng nghìn nghĩa quân đã bị Mã Viện tàn sát. Hơn 300 thủ lĩnh bị bắt đài sang Kim Lăng (Hồ Nam). Mã Viện tâu với vua Hán Luật Việt và Luật Hán khác nhau hơn 10 điểm và xin áp dụng luật Hán trên đất Việt. Cùng với việc thủ tiêu chế độ Lạc tướng, việc bãi bỏ pháp luật của người Việt và phá hủy trống đồng (biểu tượng cho uy quyền của Lạc tướng) nằm trong âm mưu của các nhà lãnh đạo phương Bắc muốn biến Việt Nam hoàn toàn trở thành châu, quận, huyện do Trung Quốc trực tiếp cai trị.

Thực dân Văn hóa: Nhâm Diên- Tích Quang- Sĩ Nhiếp

Nhâm diên, Tích Quang xóa bỏ truyền thống, phong tục tập quán, lễ nghĩa Việt và cưỡng ép người Việt sống theo khuôn mẫu lễ nghĩa của Tàu. Sĩ Nhiếp tích cực truyền bá Hán học ở Việt Nam với ý đồ xóa sạch văn hóa Việt, mà văn hóa là nếp sống, cách ăn-mặc-ở, lối ứng xử, cách suy nghĩ v.v…, tâm Việt Hồn Việt.

Minh Thành Tổ: Ông vua Tàu chủ trương xóa bỏ tận gốc tộc Bách Việt – đốt sách- bắt nhân tài Việt đem về Tàu.

Gần đây trong một đạo sắc chỉ của Minh Thành Tổ ( vua nhà Minh) gởi cho Chu Năng, tướng chỉ huy đoàn quân xâm lăng đã minh chứng ý đồ xóa sạch văn hóa Việt của giới lãnh đạo phương Bắc. Đạo sác chỉ đề ngày 21 tháng 8 năm 1406 (theo Kiều thư của Lý Văn Phượng năm 1540) đã ra lệnh cho toàn thể binh lính Tàu vào đất Việt là đốt sạch mọi sách vỡ, văn tự do người Việt Nam viết, kể cả sách dạy trẻ em, một mảnh một chữ cũng không được để lại. Những đống lửa khổng lồ cháy suốt trong hai năm với mưu đồ xóa bỏ tận gốc rễ văn hóa Việt . Điều đó cho thấy cuộc Nam xâm lần này với hơn 800 ngàn người Tàu (binh lính và phu binh) không phải chỉ là một cuộc xâm lăng thuần túy quân sự mà nhà Minh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lăng để đồng hóa. Cuộc xâm lăng với mục đích chính là xóa sạch nòi giống Bách Việt trên bản đồ thế giới. Nhưng người Tàu hoàn toàn thất bại. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã lãnh đạo toàn dân đứng dậy đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước.

Là Người Việt Nam, chúng ta phải tự hào về dòng Lạc Việt – tiền thân của dân tộc Việt Nam, nòi giống Bách Việt duy nhất còn tồn tại trên thế giới.

Người Việt Óc Tàu

Cuối đời Trần nhất là từ đời hậu Lê về sau, trí thức khoa bảng Việt Nam quá đề cao Nho giáo. Đó là thời kỳ Nho giáo độc tôn ở nước ta. Cho nên giới sĩ phu Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Tàu. Một khi đầu óc của giới trí thức khoa bảng đã thấm nhuần văn hóa Tàu thì họ quên mình đang sống trong môi trường thiên nhiên Việt Nam. Những câu thơ tả cảnh mùa thu chẳng hạn, từ đời Lê về sau chịu ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Tàu. Mùa thu trong truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự là mùa thu của Đỗ Phũ trên đất Tàu: “Lác đác rừng phong hạt móc sa”, “ngàn lau hiu hắt khi thu mờ”. Mùa thu của Nguyễn Du cũng thế: “Rừng phong khi lá rũ vàng”. Ngoại trừ Nguyễn Khuyến sống trong lòng nông thôn mới có thể tái tạo một mùa thu với một tâm hồn Việt, thuần túy Việt Nam (xem Thu Vịnh, Thu Điếu). Hồ Quý Ly, người có cái nhìn độc đáo về văn hóa Việt và đã phê bình nhiều nhà Nho, từ Khổng Tử đến Chu-Trình mà đầu óc cũng bị điều kiện hóa bởi văn hóa Tàu: Lễ nhạc nhu tiền Hán, y quan giống thịnh Đường được coi là tiêu chuẩn của một nước văn hiến.
Hầu hết trí thức khoa bảng và các quan trong triều từ cuối đời Trần về sau đều có khuynh hướng muốn cải biến văn hóa Việt theo văn hóa Tàu. Họ luôn luôn làm áp lực nhà vua tổ chức xã hội theo khuôn mẫu Tàu. Vua Trần Minh Tông phải phản đối: Nước ta đã có phép tắc nhất định; vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau (Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản kỷ quyểnVII. Sự việc chép vào năm 1357). Vua Nghệ Tông cũng đã phát biểu: Triều đình dựng nước, tự có phép độâ riêng, không theo chế độ nhà Tống là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau (như trên sự việc chếp vào năm 1370).

Đến nhà Nguyễn thì hoàn toàn nô lệ Tống Nho thanh nho từ hình thức (cách ăn mặc, luật pháp, tổ chức hậu v.v…) đến tư tưởng. Tất cả đêu lấy Trung quốc làm tiêu chuẩn.

Lủy tre làng bảo vệ Văn hóa Việt

Rất may sau lủy tre làng, với truyền thống “đất của vua, chùa của làng”, “phép vua thua lệ làng”, nên nông dân Việt vẫn giữ được truyền thống dân tộc, tức vẫn giữ lối sống, phong tục tập quán, tâm Việt hồn Việt. Bản sắc văn hóa Việt là văn hóa xóm làng tức tức văn hóa dân gian, văn hóa truyền miệng nếu không muốn nói là văn hóa vô ngôn, chứ không phải là văn hóa trọng hình thức, văn hóa chữ nghĩa như văn hóa Tàu hay Tây phương.

Chính vì thế, mặc dù CSVN đã và đang phá “lủy tre làng” ở một vài phương diện về hình thức nào đó, nhưng cái gốc của văn hóa Việt vẫn không bị trốc rẽ. Tuy sự thật cây văn hóa Việt Nam đã bị trụi cành khá nhiều, bị và được lắp ghép nhiều cành nhánh mới, nhưng ở nông thôn văn hóa Việt, tức nếp sống, cách ăn-mặc-ở, lối ứng xử, cách xưng hô theo truyền thống Việt Nam v.v.. vẫn được duy trì. Người Việt vẫn là người Việt chất phác hiền lương, chứ không bị Nga hóa hay Tây hóa hoặc Hoa hóa như cán bộ CSVN và trí thức ở thành thị.

Việt Cộng tiếp tay Tàu Cộng: “cỗng rắn cắn gà nhà”

CSTQ và các quan thái thú, thứ sử gốc Việt đang nặn óc tìm cách thực hiện chánh sách đồng hóa dân tộc Việt vào dân Tàu. Kế hoạch thành công thì bất chiến tự nhiên thành: Việt Nam sẽ vĩnh viễn trở thành quận huyện của Tàu. Hồ Cẩm Đào và tập đoàn của ông ta đang phục hoạt tư tưởng của Khổng Tử với mục đích “bình thiên hạ”, tức thực hiện chủ nghĩa bành trướng để dẹp yên thiên hạ trên toàn thế giới như đã dẹp yên những tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử, với ý đồ thay thế vai trò của Mỹ trong chủ trương toàn cầu hóa hiện nay.

Đi tìm Văn hóa dân tộc Việt Nam ở đâu đó bên Tàu

Đầu năm 2005, Hà Nội họp sơ bộ về triết học để chuẩn bị tổ chức hội nghị triết học Đông phương với chủ đề chính là triết thuyết của Khổng Tử. Giáo sư Trần văn Đoàn sẽ là một trong những cột trụ của hội nghị triết học Đông phương nói trên tại Hà Nội. Giáo sư là một linh mục cởi áo dòng, lấy vợ Tàu, hiện là chính giáo của môn lịch sử triết học Tây phương tại Đại học quốc gia Đài Loan và kiêm nhiệm LOKUNG Chair of Phylosophy tại Đại học Phụ Nhân Trung quốc. Ông từng là thỉnh giảng tại nhiều đại học Âu, Mỹ và châu Á như Louvain, Vienna, Oxford, Kyoto, London, Phụ Nhân và Bắc Kinh. Giáo sư là một trong những trí thức Việt Nam chủ trương tìm nguồn gốc văn hóa Việt tận bên Tàu, trong sách của Khổng Tử và Mạnh Tử, tức đạo Việt nằm trong TỬ VIẾT, trong Ngũ Kinh và Tứ Thư của Tàu. Giáo sư trình bày quá trình biến hóa từ Việt nho sang Việt triết trong Luận tập 2 trong bộ Việt Triết Luận của ông ta.
Khuynh hướng này xác định rằng muốn tìm hiểu văn hóa Việt, nếu bỏ Nho thì ta chỉ thấy ngọn chứ chưa đến gốc văn hóa Việt vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta.

Nếu Khổng Tử nói: Ngộ thuật nhi bất trước (ta chỉ ghi lại mà không sáng tác) là thật lòng (?!) Nghĩa là ông ta đem tư tưởng của thánh hiền hoặc văn hóa của tộc Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà cho đời sau, chứ ông ta chẳng hề sáng tác.

Nếu đúng như vậy thì đặc tính của nền văn hóa mà ông ta thuật lại trong sách chỉ là nếp sống, cách suy nghĩ, phông tục tập quán, lối ứng xử v.v… của các tộc Bách Việt sinh sống ở phía Nam sông Hoàng Hà và cùng lắm gồm cả các tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử đến tận Quảng Đông và Quảng Tây chứ không phải là văn hóa của cư dân Hòa Bình (tiền thân của dân tộc Việt Nam) và cư dân sống ở châu thổ sông Hồng.

Xuyên qua lịch sử, chúng ta nhận thấy Khổng Tử và Mạnh Tử chưa bao giờ đến bờ Nam sông Dương Tử. Như vậy hai ông thánh của Trung Hoa gốc du mục chỉ ghi lại nếp sống, cách nghĩ, cung cách ứng xử của các tộc Bách Việt sống trên đất Tàu. Đó là những điều hai ông nghe kẻ lại chứ không phải mắt thấy tai nghe tại chỗ. Xét cho cùng cái văn hóa chỉ là cái tự nhiên, được thích ứng và biến đổi bởi con người để thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người (Trần Quốc Vượng –Văn Hóa việt Nam tr. 71). Nói cách khác, nếp sống, cách nghĩ, lối ứng xử v.v… thay đổi theo môi trường sống. Cho nên ngay trên cùng một đất nước đặc tính của văn minh sông Hồng và đặc tính của văn minh sông Cửu Long cũng có những điểm khác nhau: Chén nước mắm của miền Bắc khác với chén nước mắm của người miền Nam. Các món ăn (bún thang, bún mộc, mắm ruột, mắm đầu cá lóc, hến xúc bánh tráng, canh chua rau nhúc v.v…) của người miền Bắc và người miền Nam Việt Nam còn có những điểm khác nhau thì sao lại có thể đi tìm nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam tận bên Tàu trong Tứ thư Ngũ kinh (sẽ trình bày chi tiết trong dịp khác).

Nói cách khác, hai ông thánh nói trên –Khổng Tử và Mạnh Tử- không biết gì về cách sống, cách ăn-mặc-ở, cách suy nghĩ, lối ứng xử v.v… của những những người nông dân trồng lúa nước ở Hoà Bình (Việt Nam). Người dân Hòa Bình đã thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước, từ sáu đến bảy ngàn năm trước đây. Như vậy, văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa trồng lúa nước ổn định lâu đời ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã. Tóm lại có thể nói đi tìm nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong Tứ Thư Ngũ Kinh, ở văn minh Hoàng Hà hay ngay cả văn minh Dương Tử giang thì sẽ chỉ thấy được TU-TỀ-TRỊ-BÌNH ¾thích hợp cho giới thống trị du mục phương Bắc, không thích hợp cho người nông dân Việt¾ chứ không thể bắt gặp được tinh hoa của văn minh sông Hồng (học ăn, học nói, học gói, học mở) bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước.

Là người Việt Nam chúng ta cần thận trọng trong mặt trận văn hóa hiện nay giữa Trung Quốc và dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến đang diễn ra vô cùng khốc liệt vì gián điệp văn hóa Tàu có mặt khắp nơi và khó phân biệt địch và bạn. Hơn nữa CSVN lại tạo môi trường thuận lợi cho Tàu Cộng thực hiện mọi kế hoạch trong trận chiến này.
Ảnh hưởng Văn hóa Trung Quốc

Aûnh hưởng của văn hóa Trung Quốc có mặt khắp nơi qua mọi sinh hoạt: Du lịch, thương mại, băng nhạc kịch, phim ảnh, dưỡng sinh, báo chí sách vở v.v…

Tình báo và gián điệp Trung Cộng dưới dạng du khách và thương gia

Theo ước lượng của một giới chức Bộ Công an Hà Nội thì trong năm 2003, ít nhất có vào khoảng từ 100 đến 150 ngàn người Tàu vượt biên giới qua Việt Nam làm ăn và du lịch. Họ vào tận Sàigòn. Một số lấy vợ Việt. Theo nguồn tin nói trên từ năm 1999 đến nay chính quyền Hà Nội không còn có thể kiểm soát được biên giới Việt Trung.

Người Hoa thường trực ở Việt Nam dưới dạng du khách và thương gia. Họ tiếp tục vào Việt Nam, không ồ ạt mà vào lẻ tẻ từ từ, nhưng liên tục, tích lủy lại người Hoa có mặt tại Việt Nam từ 1 triệu đến 1,5 triệu. Di dân người Tàu đang là một đe doạ khủng khiếp cho Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Đó là đạo quân thừ năm vô cùng nguy hiểm, phát triển đồng bộ với cuộc Nam tiến lấn đất ở biên giới Việt Trung, giành dầu ở Biển Đông và bao vây ở biên giới Việt Lào. Chính phủ Lào đã để cho người Tàu khai khẩn đất đai ở vùng biên giới Lào Việt.

Điều vô cùng nguy hiểm là nhiều người Việt phục vụ cho đoàn quân thứ năm của Trung Cộng: một số vì củng cố quyền lực và quyền lợi; một số trí thức thức khoa bảng vì thiếu cảnh giác đã vô tình tiếp tay phục vụ đắc lực (phổ biến sâu rộng văn hóa Trung Quốc) trong mặt trận văn hóa đang diễn ra vô cùng ác liệt giữa dân tộc Việt Nam và Trung Quốc

Băng nhạc kịch

Người Việt Nam nào có khứu giác nhạy bén sẽ cảm nhận được mùi “xì dầu, mùi Tàu” bay khắp phòng trong lúc xem các băng nhạc kịch. như vậy mùi Tàu ảnh hưởng đến hàng triệu bộ óc của người Việt trong nước cũng như hải ngoại. Phải chăng những người điều khiển chương trình băng nhạc kịch đã bị Tàu Công mua chuộc rồi sao? Có cần thiết phảiû miệt thị tổ tiên, bóp mép lịch sử, làm mất hào khí của dân tộc để kiếm ăn hay không?

Dưỡng sinh

Một số trí thức người Mỹ, người Pháp gốc Việt v.v… phổ biến khí công, hương công, thái cực quyền mà cho rằng phát huy văn hóa dân tộc. Có lẽ nói phát huy văn hóa Trung Hoa hay tinh hoa văn hóa phương Đông hoặc gì đó thì ổn hơn. Một số khác tích cực phát triển Pháp Luân Công. Người chủ trương cho rằng đây là một pháp tu luyện tối cao các đặc tính của vũ trụ: Chân thiện nhẫn. Pháp luân đại pháp là một phương pháp tu luyện tầng cao của Phật pháp.

Theo ông Lý Hồng Chí thì pháp do Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng cách nay 2500 năm chỉ nhằm cho người ở trình độ rất thấp; những người vừa mới ra khỏi tình trạng xã hội phôi thai và có một tâm ý rất đơn sơ. Người ngày nay không còn có thể tu luyện bằng pháp đó. Vào thời mạt pháp cả những vị sư trong chùa còn có nhiều khó khăn để tự cứu độ làm sao họ có thể cứu độ người khác? (Lý Hồng Chí –Chuyển Pháp Luân tr. 12) Đó là cái tập quán lấy của người (Ấn Độ) làm của mình (Tàu) với cái tính tự cao tự đại và óc độc tôn độc hữu gốc du mục.

CUỘC XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG SÚNG

Phần 2

VĨNH NHƯ

Phong trào học tiếng Tàu

Hiện nay phong trào học tiếng Tàu với giọng Bắc Kinh đang lên cao độ và hiện tượng dịch sách Tàu để phổ biến văn hóa Trung Quốc khắp hang cùng ngõ hẻm. Trên kệ sách đa số là sản phẩm của Trung Quốc được chuyển ngữ, từ 10 đại hoàng đế Trung Quốc, 10 mưu lược gia Trung Quốc, hệ thống phạm trù lý học… đến triết học Trung Quốc (đạo-tâm-nhẫn).

“Hòa” theo kiểu Tàu

Một số sách ca ngợi dân tộc Trung Hoa là dân tộc thượng hòa. Giáo sư Tiến sĩ Triết học Trần Chí Lương, người Trung Quốc đã viết: “Dân tộc Trung Hoa là dân tộc thượng hòa (coi trọng hòa). Năng lực thượng hòa sẽ kết nhiều quả ngọt trong thế kỷ 21… Đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa”. Có thật dân tộc Trung Hoa là dân tộc coi trọng hòa không?

Ngày xưa người Trung Quốc đã “hòa” hết đất đai của các tộc Bách Việt từ phía Nam sông Hoàng Hà đến Quảng Đông Quảng Tây. Ngày nay họ đang “hòa” ở Tây Tạng, Tân Cương và vùng biên giới Việt-Trung. Họ đã và đang “hòa” với dân tộc Việt Nam ở Biển Đông (Trường Sa và Hoàng Sa). Ngày 8 tháng 1 năm 2005 Trung Quốc đã cho thế giới thấy dân tộc Tàu là dân tộc coi trọng “hòa” bằng cách nổ súng tấn công bắn chết 9 ngư dân Việt vô tội một cách trắng trợn, tàn bạo, dã man của kẻ mạnh. Rồi lại chụp mũ những ngư dân vô tội đó là hải tặc.

Thực tế đã dạy cho dân tộc Việt Nam đừng tin những gì các ông thánh Trung Quốc nói –đức nhân, đức trung và thứ, chính danh định phận, đạo trung, nhân trị, hòa v.v…- hãy nhìn cách hành xử của người Trung Hoa từ ngàn xưa đến nay.

Nô lệ tư tưởng là nô lệ từ trong tim óc

Là người Việt Nam chúng ta phải ý thức dù Trung quốc ở trong chế độ quân chủ chuyên chế, cộng sản độc tài hay tư bản dân chủ đa nguyên, mưu đồ xâm lăng tràn xuống phía Nam –đã trở thành quốc sách từ ngàn xưa- vẫn được liên tục duy trì. Tuy chiến lược chiến htuật có thay đổi mỗi thời mỗi khác.

Chúng ta không chủ trưong bài ngoại, bài Hoa, không theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan. Nhưng dứt khoát khẳng định về quyền tự chủ trong đó có chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải, từ Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Sau đó Lý Thường Kiệt đã khẳng định: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời (thế kỷ thứ 11) và nhất là chủ quyền về văn hóa mà Nguyễn Trãi đã minh định rõ ràng trong Bình Ngô Đại Cáo từ thế kỷ thứ 15.

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Cõi bờ sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Một trăm năm trước Vua Trần Minh Tông (1314-1329) đã xác định: Nước ta đã có phép tắc nhất định; vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ Q.7. Sự việc chép vào năm 1357).

Năm mươi năm sau, trước áp lực của khuynh hướng giới trí thức khoa bảng chịu ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo lấy văn hóa Trung Quốc làm trung tâm, làm hệ thống qui chiếu, vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) cũng đã xác định lập trường: Triều đình dựng nước, tự có phép độ riêng, không theo chế độ nhà Tống, là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau (Sđd, sự việc chép vào năm 1370).

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, độc lập chính trị, kinh tế không thôi vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải liên tục đấu tranh bảo vệ độc lập về văn hóa, trong tinh thần khai phóng và dung hóa. Chúng ta vẫn có thể yêu mến vẻ đẹp bài thơ Đường của Đỗ Phủ hay Lý Bạch hoặc thưởng thức nết thanh thoát thủy mạc của những bức tranh Hạ Khuê (Hsia Kuei) đời Tống.

Học hỏi, thưởng thức cái hay cái đẹp của văn minh Trung Quốc trong tinh thần tự chủ, học hỏi tiếp thu có chọn lựa. Học để biết người biết ta, học để phong phú hóa văn hóa Việt như Nguyễn Trãi. Học để biết người biết ta để đánh đuổi quân xâm lược như Trần Quốc Tuấn.

Cái học đó, nhà cách mạng Việt Nam ông Lý Đông A gọi là cái học nhập nô xuất chủ, chứ không phải cái học nhập nô xuất nô như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Hoặc như đa số trí thức khoa bảng từ cuối đồi Trần về sau. Họ đọc sách của các ông thánh Tàu ( Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu-Trình v.v…) và để đầu óc nhiễm Tàu sâu nặng đến độ trọng Tàu, sợ Tàu; rồi lấy văn hóa –văn minh Tàu làm trung tâm. Họ tìm cách biến cải văn hóa Việt theo văn hóa Tàu. Họ cưỡng ép nhà vua tổ chức xã hội Việt Nam theo khuôn mẫu của Tàu như đã trình bày ở phần trên.

Nô lệ tư tuởng là nô lệ từ trong tim óc. Từ đó phát sinh ra tinh thần vọng ngoại, trọng ngoại, sợ ngoại và ỷ ngoại để rồi giao phó sinh mạng của dân tộc và đất nước mình cho ngoại bang.

Cách học nhập nô xuất nô –nhập nô xuất chủ

Thưởng thức cái hay, cái đẹp trong thơ của Bạch Cự Dị – theo chủ nghĩa hiện thực, đồng tình với nỗi đau khổ hoạn nạn của những người ở tầng lớp dưới (bài thơ ông bán than, người tóc bạc Thượng Dương…) thì đồng thời phải thấy đó chỉ là những lời ở đầu môi chót luỡi. Đời sống tư của ông ta đã thể hiện rõ cái bản chất tàn nhẫn gốc du mục và tính hoang dâm của người Tàu có quyền thế, giàu có. “Đâu phải chỉ năm thê bảy thiếp mà còn nuôi gái tơ. Oâng ta mua những cô bé 14, 15 tuổi còn trinh nguyên về nuôi và “ăn nằm” (để có lợi cho tuổi thọ). Đến 18, 19, 20 tuổi, cảm thấy đã già (không còn có lợi cho tuổi thọ) cũng đã chán chê, liền đem những cô gái này ra chợ cùng bán một thể với bò ngựa, súc vật cần bán của nhà mình. Ông ta đối xử như thế với thiếu nữ, những người đàn bà trẻ trạc 20 tuổi, già rồi đem bán cùng lừa ngựa như thế là quan tâm đến con người hay sao? (Vương Sóc –Người Đẹp Tặng ta thuốc bùa mê- nxb Văn Hóa Dân tộc năm 2000, tr. 226.

Chúng ta cần đọc, học hỏi lời hay ý đẹp như nhân trị, chính danh v.v… trong Ngũ Kinh của Khổng Tử, nhưng đồng thời phải nhận thức được mặt thực của vấn đề. “Trên thực tế không chỉ có những nhà tung hoành mà ngay Khổng Tử cũng đi chu du một loạt nước để bán rao lý lẽ, giống như những “quan chạy” thời bây giờ… Ông ta đi chu du một loạt nước chẳng qua là để chạy vại, kiếm một chút tước. Ông ta nói nhân nghĩa nhưng được làm quan rồi thì cũng độc ác, tàn nhẫn như thường, làm được mấy ngày Đại Tư Khấu thì giết luôn Thiếu chính Mão (Vương Sóc sđd, trang 320) và sau đó xử tử 2 tội nhân.

Ông Bá Dương trong quyển Người TQ Xấu Xí đã nhận định: Có một nhân vật cổ quái đã nói một câu “Dân vi quy,ù quân vi khinh” (Dân là quý, vua là thường). Đây chỉ là một thứ lý tưởng mà Trung quốc.

CUỘC XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG SÚNG

VĨNH NHƯ

 

VẬT TỔ BIỂU TRƯNG CỦA VIỆT TỘC

VẬT TỔ BIỂU TRƯNG CỦA VIỆT TỘC
Tác giả: Phạm Trần Anh

A. VẬT TỔ CHIM

Các công trình nghiên cứu về nhân loại học cho chúng ta biết rằng khi một xã hội thị tộc phát triển đến một giai đoạn nhất định nào đó thì người nguyên thủy bắt đầu tìm hiểu về cội nguồn thị tộc của họ. Ở thời kỳ tri thức loài người còn ở mức độ nhất định chưa phân biệt được ranh giới giữa xã hội loài người với thiên nhiên vạn vật muôn loài. Họ cho thiên nhiên có những sức mạnh kỳ bí, nên cho rằng thị tộc có một quan hệ huyết thống mật thiết với một động vật hoặc thực vật nào đó. Từ ý niệm ban sơ này, họ coi động vật mang ý nghĩa thần linh như vật tổ biểu trưng để che chở bảo vệ họ trong cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên và các bộ tộc khác.Từ đó, người cổ đại sùng bái vật tổ thần linh và coi đó là biểu tượng của thị tộc, ý niệm này được các nhà nhân loại học gọi là Totem. Totem là dịch âm chữ “toten” trong ngôn ngữ Indian nghĩa là tông tộc(17). Tuy người cổ xưa sùng bái nhưng không có nghĩa là tôn giáo vì tự thân chữ toten là tông tộc đã bao hàm ý nghĩa biểu trưng cho giống dòng thị tộc. Thật vậy, các di chỉ đào được Hà Mẫu Độ có khắc hình tượng con chim, điều này có nghĩa là Việt tộc đã sùng bái totem chim như vật tổ thiêng liêng của mình. Sách Tả truyện chép: “Họ Hoàng Đế lấy mây để làm dấu, họ Thái Hạo lấy Rồng, họ Thiếu Hạo lấy chim…”. Điều này có nghĩa là tộc Thái Hạo coi Rồng là totem, Thiếu Hạo coi chim là vật biểu. Sách Thuyết Văn giải tự viết: “Man Di phương Nam theo côn trùng, Địch ở phương Bắc theo Khuyển. Lạc ở phương Đông theo Trĩ, Khương ở phương Tây theo Dương ..”

Từ di chỉ khảo cổ đến nguồn sử liệu minh văn gợi cho chúng ta biết về totem vật tổ biểu trưng của Việt tộc là Rồng và Chim. Chi tộc Âu Việt thờ vật biểu chim nên người xưa thần thánh hoá Âu Cơ là chim hoá thành tiên thì phải đẻ ra trứng là chuyện dễ hiểu, bình thường thế thôi. Nhờ vậy, thế hệ cháu con biết về cội nguồn tông tộc thuở khai nguyên để nhận biết nhau cùng là một nguồn căn gốc cội. Thật vậy, hình ảnh những vũ nhân hoá trang thành chim, đầu dắt lông chim trên mặt trống đồng thể hiện “Totem” vật tổ biểu trưng là chim của Việt tộc. Các tài liệu dân tộc học và những người bản địa ở Tây Bắc Việt Nam cùng một Totem “Chim” đã góp phần xác minh cùng một cội nguồn dân tộc.
Tộc Xá người Khmer (Tây Khương) còn gọi là Xá Cẩu đến ngày nay vẫn duy trì việc sùng bái vật tổ Chim. Trong các tộc Khmer có đến 24 họ mang tên các loài chim nhưng quan trọng nhất là chim Phượng Hoàng đất vì nó là chúa tể muôn loài chim. Ngôn ngữ dân tộc học gọi là “THRÀNG” mang một ý nghĩa óng ánh, nhấp nháy, tương tự như “Mling” chỉ mộ.

Tộc Xá người Khmer (Tây Khương) còn gọi là Xá Cẩu đến ngày nay vẫn duy trì việc sùng bái vật tổ Chim. Trong các tộc Khmer có đến 24 họ mang tên các loài chim nhưng quan trọng nhất là chim Phượng Hoàng đất vì nó là chúa tể muôn loài chim. Ngôn ngữ dân tộc học gọi là “THRÀNG” mang một ý nghĩa óng ánh, nhấp nháy, tương tự như “Mling” chỉ một loài chim trong tiếng Việt cổ. Người Miêu (Miao) mà dân gian ta vẫn gọi là Mèo, họ là cư dân bản địa ở Trung Nguyên trước khi Hán tộc xâm lấn. Người Miêu có truyền thuyết về cuộc di tản của họ, một số người vượt qua bờ nước, một số người lên miền núi cao như một dị bản của truyền thuyết Rồng Tiên của Việt và hiện còn thấy ở Quý Châu. Họ cũng thờ vật tổ Chim, thiếu nữ Miêu trang điểm tóc của họ giống như đuôi chim công … Người Mạng ư, người Xing Minh tức Xá Puộc cũng có nhiều họ chim nhưng toàn bộ thì thờ chim Đa Đa. Người Thái có họ Lò là họ gốc và cũng từ họ Lò này chuyển hoá ra nhiều họ khác. Hiện giờ người Thái vẫn còn giữ tục thờ vật tổ Chim. Đó là chim Phượng Hoàng đất.(18) Đồng bào Stiêng, người J’ro trước ở miền Đông Nam Việt hiện nay còn ở Phước Long cũng nhận là học nói tiếng chim nên phát âm nhẹ nhàng líu lo, đặc biệt họ đều lấy họ là Điểu (chim) Theo nhà nghiên cứu Đoàn Nam Sinh thì năm 1838, đồng bào Stiêng đã được vua Minh Mạng cho nhận họ là họ Hồng và Nhạn (chim Hồng của Việt tộc). Trên khắp địa bàn cư trú của Âu Việt đều tôn thờ vật tổ là chim. Chim là biểu tượng của Mẹ Âu nên hình tượng Mẹ Âu đẻ ra trứng là điều dễ hiểu chứ không hoang đường quái đản gì cả.
Phụng Hoàng là chúa tể của các loài chim, Phụng Hoàng còn đọc là Phượng Hoàng. Theo dân gian thì mỗi khi chim Phượng Hoàng xuất hiện là có thánh nhân ra đời. Phụng là chim trống, Hoàng là chim mái. Thời kỳ Quang Trung Hoàng Đế xướng nghĩa thì chim Phượng Hoàng xuất hiện nên dân gian tin Quang Trung là thánh nhân xuất hiện cứu dân giúp đời. Chính vì vậy, Hoàng Đế Quang Trung đã cho xây dựng Phượng Hoàng Tây Đô. Rừng núi Trường Sơn là môi trường sinh cảnh thích hợp của loài chim Phượng Hoàng. Sách Lâm Ấp ký chép: “ Phía Tây Tùng Nguyên quận Cửu Chân thì chim muông rất dạn, không biết sợ cung. Đàn bà góa ở vậy, xoã tóc cho đến già. Đèo vào phương Nam không cao lắm chim Thương Canh nhớ Xuân phương Bắc, chim Phỉ Thuý vui cảnh phương Nam ..” Thủy Kinh Chú quyển 36 chép “Từ Hàm Hoan ở phía Bắc Nghệ An vào Nam Hươu Hoẵng đầy gò, kêu gọi vang đồng, chim công (Phượng) bay lượn, che rợp quanh núi. Vượt qua Tạc Khẩu đến Cửu Đức, cửa sông Cửu Đức phía trong qua suối Cửu Đức suối Nam Lăng”. Nhà điểu học Pháp Jabouills cho rằng những con chim quý này là đặc chủng của rừng Đông Trường Sơn, vì trên thực tế người ta đã tìm thấy loài chim này trong những khu rừng ở đầu nguồn sông Hương. Tên của núi Kim Phụng và núi Cẩm Kê ở Huế, ngày xưa là nơi cư ngụ của đôi chim Loan Phụng trong truyền thuyết Đông phương biểu trưng cho hạnh phúc lứa đôi (Loan Phụng Hoà Minh).

Việt tộc tôn thờ vật tổ (Totem) biểu trưng Phượng Hoàng đất là chúa tể các loài chim. Ngôn ngữ các tộc người Nam Á gọi giống chim này là “Thràng” và địa danh Mê Linh của quốc gia Văn Lang xuất phát từ Miling, Ma Ling, Minh Linh có nghĩa là lấp lánh tương tự như “thràng” (Phượng Hoàng đất) vật tổ biểu trưng linh thiêng của người Việt cổ xưa (19). Theo nhà điểu học Nhật Bản Hachi Suka thì chim Trĩ (còn gọi là Công) là bản gốc trong thiên nhiên của hình tượng chim Phượng Hoàng huyền thoại trong văn hoá truyền thống xa xưa của châu Á, kể cả trong sách cổ Trung Hoa và Nhật Bản. Hình tượng chim Loan thì chính là chim Trĩ Cẩm Kê có tên khoa học Argussianus argus. Thật vậy, Trĩ chữ Nho gọi là Địch. Địch là một loài Trĩ có đuôi dài, lông ngũ sắc. Lạc Địch là giống chim Trĩ của Lạc Việt cũng như Tất Phương, Uyên Ương là những giống chim đặc biệt của Lạc Việt mà người cổ đại đã tôn thờ như vật tổ. Theo Kim Định thì đặc trưng riêng biệt Trĩ Lạc Việt là khi bay thường thu cánh bên trái trước “Lạc địch tập kỳ tả dực” mà cổ thư gọi là Tả nhậm. Hình ảnh con chim Trĩ của Việt tộc bay theo hướng mặt trời (Tùy dương Việt Trĩ) vừa nói lên vật tổ biểu trưng vừa là tín ngưỡng nguyên thủy thờ mặt trời cư dân sống bằng nghề nông.

Truyền thuyết về sự tích dân tộc Mường kể rằng: Xưa kia từ một tổ chim nở ra hai anh em chi Quyền chấp và chi Quyền chợ là tổ tiên người Việt và người Mường. Điều đó chứng tỏ cả Việt lẫn Mường đều có thờ vật tổ chim mang ý nghĩa biểu tượng của thị tộc. Người BơRu ở dọc Trường Sơn còn có sự tích kể rằng ngày xưa trời đất mưa nhiều, mưa mãi nước dâng lên ngập hết chỉ còn lại một quả bầu, từ trong quả bầu chui ra mấy anh em đặt tên là Tà Ôi, Bơ Ru, Lào Kinh… Nhiều dân tộc ở Tây Nguyên như Banar, Eđê cũng có những truyền thuyết tương tự như vậy. Mling, Mlang, Kling klang, Bling Blang là những cặp tên có tính chất lấp lánh, theo tiếng đồng bào Thượng ở Tây Nguyên đều có nghĩa là một loài chim. Người Xá Khmer còn có họ “Thràng”, thờ chim Thràng làm vật tổ. Người Mường có chim đẻ trứng, trăm nghìn trứng, nở ra muôn vật muôn loài, nở ra người Kinh tức người Việt, người Mường ..(20)

Lĩnh Nam Trích Quái còn ghi truyền thuyết về đất Bạch Hạc với cây Chiên đàn và con chim Hạc trắng đến đó làm tổ. Dư Địa chí của Nguyễn Trãi cũng chép : “ Ở sông Hát có cá Anh Vũ bơi lội tới sông Giang Hán là sông Dương Tử và Hán Thủy vì cây Chiên Đàn ở sông Hát cao hàng nghìn trượng, rễ lâu năm kéo dài bám liền tới sông Giang Hán. Cá Anh Vũ bơi lội thông thương trong hốc cây, hốc đất. Cá Anh Vũ cũng có ở Hoa Lư là gốc rễ cây Chiên Đàn nói trong truyện Mộc tinh ở Lĩnh Nam Trích quái nay là ngã Ba Hạc đã thông tới Hoa Lư vì thế ở Hoàng Hạc Lâu có Anh Vũ Châu ..”. Theo Lê Quí Đôn trong Vân Đài Loại ngữ thì : “Trầm Hương, Tốc Hương, Bạch Đàn, Quế, Long Não, Giáng Châu Hương, Kỳ Nam, Uất Kim Cương, Tường Vi và các vị có hương đều sản sinh ở biên giới phía Nam. Nam phương Hỏa thịnh sinh Thổ, Thổ vị ngọt mà thơm. Cây cỏ ở phương Nam được vượng khí của Hỏa bồi dưỡng nên anh hoa phát tiết ra ngoài cho nên có hương thơm”.

Thư tịch cổ cũng xác nhận người Việt cổ ở nước Sở chọn vật biểu là chim Hồng Hộc. Hồng Hộc là một loại chim nước gần với loài Cò, Sếu, Hạc. Chim Hồng chim Lạc là loài chim bay cao nên người xưa tự hào dòng giống LẠC HỒNG, hàm ý một tộc người có ý chí tiến thủ cao giống như chim Lạc, chim Hồng tung cánh bay cao vút từng mây hơn các loại chim khác.

Theo Đào Tử Khai thì khi nghiên cứu hoa văn trên mặt trống đồng đã chứng tỏ:“Totem của các thị tộc Tổ tiên của người Đông Sơn là con chim Hồng mà mãi đến thời Đông Sơn, chim Hồng vẫn là vật tượng trưng cho ho”. Nhà nghiên cứu Đoàn Nam Sinh cho biết trên trống Cửu Cao tìm thấy ở Văn Giàng Hải Hưng mà giới nghiên cứu đã nhận ra 4 loại chim Hồng khác nhau gồm 2 loài cổ trụi mỏ nhọn như loài Hạc xám ở đồng bằng sông Hồng và 2 loài có phướn vì túm lông như cờ bay từ đỉnh đầu ra sau gáy. Trên mặt trống Miếu Môn I và Hà Nội I cũng khắc họa chim Hồng giống như Hồng Hạc ôn đới Flamingo. Số lượng chim Hồng cổ trụi chiếm một tỉ lệ khá cao trên các trống làng Hích, làng Vạc, Đắc Giao, Trường giang, làng Vạc IV, Đông Sơn IV, Giảo Tất, làng Gộp, Hà Nội III, Xuân Lập II, Phượng Tú, Vũ Bị, Bản Thôm, Pha Long .. còn lại hầu hết là chim Hồng mỏ dài có phướn. Theo tài liệu điều tra của nhà nghiên cứu người Pháp Blanford 1929 thì người ta đã xác lập được bản đồ phân bố và di cư của chim Hồng trải dài khắp phía Nam Trung quốc và Bắc Việt Nam .

Nhà nghiên cứu Đoàn Nam Sinh cũng cho biết theo sách đỏ Việt Nam phần động vật xuất bản ở Hà Nội năm 2.000 thì Hồng Hạc hay Sếu đầu đỏ có tên khoa học là Grus Antigone Sharpii, Sarus crane hiện nay còn ở rừng Tràm Tam Nông. Những đàn chim Hồng Hạc này bay đi kiếm ăn khắp Mo Xo Hà Tiên, núi mây, Kiên Lương và nhiều nơi khác trên đồng bằng sông Cửu Long, đôi khi chúng nghỉ cánh ở Tân Hưng Long An hoặc sân chim Cần Giờ.

Tài liệu khảo cổ học cung cấp rất nhiều hình chim và hình người hoá trang thành chim, hình thuyền, hình vũ nhân trang sức bằng lông chim trên các trống đồng và những đồ đồng Đông Sơn khác. Mọi tài liệu đều nói lên một cách thống nhất là bộ lạc đó khi xưa mang tên một loài chim (Mling, Bling, Kling, Blang, Klang) với một thị tộc (Bào tộc) gốc thờ chim làm vật tổ. Đó là các bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước. Tên Trưng Trắc thời cổ phải phát âm là Mling Mlack hay Bling Black… Với tên đất, tên bộ lạc và ở thời xa xưa tên vật tổ được lấy làm tên họ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tín ngưỡng nguyên thủy với lối đặt tên đất, tên người thời cổ.(21) Nhân dân Nam Trung Hoa và cả Đài Loan vẫn bảo lưu truyền thuyết Phượng Hoàng Lửa trong đó Bái Điểu tộc tức Việt tộc thờ chim bị Thiên ma tộc tức Hán tộc đánh đuổi khỏi quê cha đất tổ nên vẫn âm thầm chờ ngày Phượng Hoàng Lửa xuất hiện để dẹp lũ yêu ma, khôi phục lại giang sơn xưa cũ.(22)

B. VẬT TỔ RỒNG
Bên cạnh vật biểu chim của chi Âu Việt, chi Lạc Việt của Việt tộc còn tôn thờ vật tổ Rồng, biểu trưng cho tổ phụ của dòng giống như lời trần tình của Bố Lạc. Nếu mẹ Tiên là biểu trưng của tình cảm và đời sống tinh thần mang tính tâm linh thì Bố Rồng biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của vật chất để sinh thành một con người Việt Nam toàn diện với đầy đủ ý chí và tình cảm, sức mạnh vật chất và đời sống tinh thần mang tính tâm linh cao độ. Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh là Long, Ly, Qui, Phượng. Việt tộc là cư dân nông nghiệp sinh sống ở miền sông nước với nghề trồng lúa nước nên tiền nhân ta đã hình tượng hóa thần thánh hóa con Giao Long thành Rồng, biểu tượng môt sức mạnh tiềm tàng, lúc ở dưới nước lúc bay lên trời để phun nước xuống cho dân cày cấy. Rồng còn biểu trưng cho giống dòng Việt với tinh thần dân tộc cao độ, lòng yêu nước tiềm tàng, sự kiên gan trì chí chịu đựng mọi gian khổ, tính linh động sáng tạo hầu thích ứng với mọi hoàn cảnh, mọi thách thức để tồn tại mãi tới ngày nay. Chính vì vậy, Rồng được xem là Totem vật tổ biểu trưng cho sự che chở của Bố Lạc tràn đầy may mắn hạnh phúc cho con cháu giống dòng Việt.

Thật vậy, các nhà dân tộc đã minh chứng rất nhiều tài liệu dân tộc học cũng như truyền thuyết dân gian về hình tượng vật tổ linh thiêng “Rồng” là loài vật quý đứng đầu tứ linh. Vật linh Rồng gắn liền với nước là một nhu cầu sống còn đối với cư dân nông nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn lan toả khắp châu Á gió mùa. Theo DV Deopik (1993) thì “ Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hoá Trung Hoa”. Nhà nghiên cứu J. A Chesnov cho rằng “Hình tượng Rồng phát sinh từ Đông Nam Á đã thâm nhập đến những vùng xa xôi nhất của châu Âu”.(23)

Các công trình khảo cổ phát hiện trên lưỡi qua đồng ở núi Voi có khắc hình một con vật bò sát có chân, đuôi dài, đầu có sừng, mình có vẩy cứng. Hiện nay, dân gian vùng Vĩnh Phú vẫn còn tổ chức lễ hội thờ cúng Rồng và đồng bào ta vẫn giữ tục kiêng cữ đối với loài thuồng luồng và loài giải… Trong dân gian vẫn truyền lưu những câu truyện thần kỳ về sự thụ thai huyền bí giữa người và Rồng như truyện truyền kỳ dân gian về sự giúp đỡ của Rồng đối với người khi gặp hoạn nạn… Giao Long là loài bò sát lưỡng thê khổng lồ phần nhiều sống ở dưới nước. Dân gian gọi giao long là thuồng luồng hay rồng rắn là con vật khổng lồ mình rắn có vẩy ngược. Thân to như cột đình, đầu to và miệng có nanh sắc.

Tầm nguyên ngữ nghĩa của địa danh Giao Chỉ sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa vật biểu “Rồng” của Việt tộc. Thật vậy, theo Tân Biên Hoa Việt từ điển của Lý Văn Hùng (1960) thì chữ Giao (long) là một hình dung từ cho ta ý niệm về một sự gặp gỡ, tiếp xúc. Quan sát một con thuồng luồng nằm ngủ trên cạn, bốn chi (chân) duỗi thẳng vuông góc với thân nó chẳng khác nào hai vạch nhỏ chạy ngang qua một vạch lớn nên người ta gọi nó là con Giao. Chữ “ Giao” ở đây là danh từ riêng nên viết ghép với chữ trùng để chỉ con Giao thuộc loại bò sát họ“Long” vì vậy mới có tên là Giao Long(24). Chữ “Long” dùng để chỉ những con vật khổng lồ, có sức mạnh khủng khiếp thời cổ đại như Khủng Long, Lôi Long, Dực Long, Cù Long và Giao Long mà tiếng Việt gọi là Rồng. Còn chữ “Chỉ” viết tượng ý bàn chân in trên mặt đất hàm nghĩa là tại, ở. Mặt khác, căn cứ vào tự dạng của chữ Chỉ ở đây còn cho ta một ý nghĩa nữa là vùng đất, nơi ở như ta vẫn dùng từ địa chỉ.

Như vậy, chữ Giao đi liền với chữ Chỉ thành đọc là Giao Chỉ(25). Chữ “Giao” ở đây có chữ “Trùng” nên có nghĩa là con Giao Long và Giao Chỉ là vùng đất có nhiều Giao Long chứ không có nghĩa là hai ngón chân cái giao nhau như người ta vẫn thường giải thích từ trước tới giờ(26).. Kinh Xuân Thu cũng nói tới địa danh Giao Chỉ theo đó năm 2205-2197 TDL, vua Hạ vũ định ra phép 9 châu, chép rõ núi sông, đường xá xa gần, sản vật từng nơi. Lúc đó vùng đất nước ta có nhiều Giao Long sinh sống nên đặt là Giao Chỉ và chép là Khuyết địa có nghĩa là đất trống. Trên thực tế, có thể lúc đó dân cư còn thưa thớt nên được gọi là đất trống một cách vô tình hay cố ý của Xuân Thu? Thư tịch cổ Trung Hoa có đề cập tới Nam Giao như là vùng đất tiếp giáp với phương Nam của các triều đại Nghiêu Thuấn cổ xưa. Theo công bố mới đây của giáo sư Hà Nỗ trong sở Khảo cổ của Viện khoa học xã hội Trung Quốc (IACASS) thì di tích “Đàn tế tự” kiêm đài quan sát thiên văn tại làng Đào Tự, huyện Tương Phần tỉnh Sơn Tây TQ có thể chính là đàn Nam Giao thời Nghiêu Thuấn. Tuổi di tích theo niên đại thiên văn xấp xỉ bằng tuổi đo bằng đồng vị phóng xạ carbon là hơn 4 ngàn năm. Theo nhà nghiên cứu Trương Thái Du thì Giao Chỉ là khái niệm nói về vùng đất tiếp giáp phía Nam của vương quốc Trung Hoa cổ đại. Lãnh thổ Trung Quốc cách đây hơn 4 ngàn năm nằm phía trên dòng Hoàng Hà. Trong suốt tiến trình xâm lược, lãnh thổ ấy ngày một bành trướng theo gót chân đế quốc “ Đại Hán”. Như vậy, nếu Giao Chỉ là một khái niệm thì chắc chắn khái niệm ấy sẽ di chuyển liên tục về phương Nam . Điều này đã được thư tịch cổ các triều đại Trung Quốc xác nhận khi viết về Giao Chỉ một khác.

Như vậy, Giao Chỉ là tên chung những vùng đất có Giao Long sinh sống. Thư tịch cổ Trung Quốc cho biết ở lưu vực sông Dương Tử, địa phận Giang Nam Trung Quốc cũng có đất Giao Chỉ. Sách cổ cho biết ngay từ thời Xuyên Húc thì Giao Chỉ đã văn minh “ Xuyên Húc chi thời, Giao Chỉ để le”. Trong Phương Đình Dư địa chí, Nguyễn Siêu dẫn Thượng thư đại truyện chép: “ Chữ chỉ để bên phụ nghĩa là đất ở ngoài dãy núi đến bể là hết, nghĩa là bể dựa vào đấy”. Như vậy Chỉ ở đây là phần đất từ rặng Ngũ Lĩnh ra tới biển Đông bao gồm cả miền Hoa Nam TQ. Theo Nguyễn Đoàn Tuân thì Giao Chỉ là Sơn chỉ thủy giao khi mạch núi ngưng tụ thì gặp nước bọc lấy như một luồng khí tụ lại rất mạnh. Địa danh vùng đất này gọi là GIAO CHỈ chạy dài từ đầu dãy Ngũ Lĩnh xuống Trường Sơn đến tận Nam Dương quần đảo.

Trên bình diện tâm linh thì chúng ta phải hiểu Giao Chỉ là Chỉ trời Chỉ đất giao nhau ở phương Nam vì tiền nhân ta là dân cư nông nghiệp nên hàng năm lễ tế trời đất gọi là Tế Nam Giao. Theo sách “Thuyết văn” thì chữ Chỉ là nền dưới vì tượng cây cỏ mọc có nền, cho nên lấy làm chân. Theo kim Định thì chính vì ý nghĩa này đem đến cho chữ chỉ bộ “túc” và ý nghĩa lớn nhất của túc là miền chân núi. Đó là ý nghĩa được nhiều học giả qui cho Giao chỉ kể cả sử gia Tư Mã Thiên. Miền chân núi này ở rặng Ngũ Lĩnh còn gọi là Nam Sơn nối dài dãy núi Côn Luân và Hi Mã Lạp Sơn. Cõi Nam Giao xa xưa được Kinh Thư gọi là vùng đất đỏ Xích Qui phương bao gồm vùng Tam giang Bắc gồm sông Vị, sông Hoàng, sông Lạc và Tam giang Nam với sông Nguyên, sông Tương, sông Dương Tử gọi là Cửa Việt hay Giao Chỉ là thế. Sau này, trước sự xâm lăng của Hán tộc đẩy lùi Việt tộc xuống Phương Nam , người Việt cổ mang theo địa danh cũ là Giao Chỉ xuống miền Bắc Việt Nam . Về sau Hán triều đặt tên quận Giao Chỉ nhưng chỉ vỏn vẹn hữu ngạn sông Hồng gồm miền Hà Nội và các vùng phụ cận.

Theo Đào Duy Anh thì khoảng 5000 năm trước, vào đầu thời đồ đá mới, người Giao Chỉ đã hình thành xã hội nguyên thủy ở lưu vực sông Dương tử, họ sinh sống bằng nghề chài lưới thường lặn xuống nước bắt cá nên hay bị Giao Long làm hại. Truyền thuyết kể rằng: “Bố Lạc từ thủy phủ trở về, bố diệt ngư tinh, mộc tinh và dạy dân xâm vẽ mình để khi xuống nước khỏi bị các loài thủy tộc làm hại”. Tục xâm mình có từ đó như một phong tục, bản sắc riêng biệt của Việt tộc nên từ thứ dân đến vua chúa đều xâm mình, mãi đến đời Trần Anh Tông không xâm mình nữa nên tục này mới mai một dần. Theo “Sơn Hải Kinh” thì quan niệm của người xưa muốn tham dự vào vật tổ thiêng liêng thường cầu nguyện gọi tên vật tổ, xâm vẽ hình vật tổ lên thân mình và lên tới cực độ thì ăn thịt vật tổ. Các nhà Trung Hoa học xác nhận tục xâm vẽ mình khởi đầu từ hồ Động Đình. Tập tục này phổ biến khắp Hoa Nam bao gồm Triết Giang, Đài Loan, Hải Nam, Nam Tứ Xuyên và cả Ai Lao, Nhật Bản nữa. Theo H. Wiens thì người Việt ở Triết Giang cùng một chi tộc với Thục Sơn ăn liền với Kinh Sở.
Cho dù Rồng là một con vật có thật hay không nhưng nó đã trở thành vật tổ thiêng liêng biểu trưng nguồn cội dòng giống, thấm đậm tâm thức Việt như sự che chở ban phát may mắn, hạnh phúc tốt lành cho Việt tộc suốt dòng lịch sử. Người việt cổ xưa vẫn trân trọng nghi lễ truyền thống“ Múa Rồng” trong các lễ hội dân gian. Tục này vẫn còn bảo lưu ở Việt Nam và ở Nam Trung Hoa nữa. Trò chơi “Rồng rắn lên mây” vẫn còn thịnh hành trong giới thiếu nhi … và hẳn không phải là ngẫu nhiên trong khi người xưa đặt tên cho con sông MêKong là sông Cửu Long mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã viết thành thơ “ Chín con rồng bơi ngược Cửu Long Giang ..” để hướng về miền đất tổ xa xưa.

Sông Cửu Long dài 4184km, bắt nguồn từ cao nguyên Côn Sơn xuống Tây Tạng được coi như nóc nhà của thế giới. Sông Cửu Long mà người Tây Tạng gọi là Dza-Chu, Trung quốc gọi là Lac Cang Jiang, Thái Lào gọi là Mae Nam Khong, Cambodia gọi là Mékong, rồi xuống Việt Nam chia làm hai nhánh là Tiền Giang và Hậu Giang đổ ra biển Đông qua 9 cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa BaTri, cửa Hàm Luông .. Chính vì vậy, người Việt đã gọi tên một cách thân thương gắn liền với cội nguồn dân tộc là sông Cửu Long. Cư dân gốc người Việt cổ ở Vân Nam vùng Jinghon gọi là Dòng Sông Mẹ. Theo cổ Thư và truyền thuyết dân gian tự xa xưa, cư dân bản địa đã gọi tên sông một cách tôn kính, đượm vẻ huyền thoại là: “Sông Cưỡi Rồng”. Tương truyền thuở xa xưa có một tiên nữ đi tắm sông đụng phải một vật lạ từ thượng nguồn trôi xuống rồi về nhà thụ thai sau đẻ ra 100 người con ..Truyền thuyết về tiên nữ thụ thai trên dòng sông Rồng theo lối “dã hợp” của người Việt cổ xưa để rồi sinh ra trăm con như một dị bản huyền thoại Rồng Tiên của Việt Nam. Từ đó dân gian gọi là “Dòng Sông Mẹ” hay còn gọi là “Sông Cưỡi Rồng”.

Kết quả công cuộc khảo cứu dân tộc học về ngọn nguồn dân tộc được minh chứng bởi khoa Tiền sử học cho chúng ta biết về cuộc thiên cư vĩ đại của những người Tiền Việt (Protoviet) tổ tiên của đại chủng Bách Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trải dài hàng nghìn năm lịch sử, Cộng đồng Bách Việt mỗi khi nạn biển tiến thì phải ngược lên miền cao, khi biển lùi lại xuôi theo triền sông xuống miền Nam định cư lập nghiệp để thành lập các quốc gia vùng Đông Nam Á ngày nay.
Các tư liệu Dân tộc học ở vùng Tây Bắc Việt Nam cũng cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa vật biểu Rồng và cuộc sống hằng ngày của họ. Thật vậy, tín ngưỡng Rồng của đồng bo thiểu số Xá,Thái liên quan đến vấn đề nước là yếu tố hết sức cần thiết cho việc đồng áng của nông dân và nghề đánh bắt cá của ngư dân. Trong ngôn ngữ và ý niệm của chi tộc Mơn-Khmer có một giống vật gọi là PRUDỒNG là một con vật to lớn giống như rắn, có mào như mào gà, có vẩy và có bờm như ngựa được xem như thần làm cho mưa nắng thuận hoà, mùa màng gặt hái, thóc lúa đầy kho. Các chi tộc Thái xem Tu-Luông là vật linh che chở cho họ cho nn dù cư trú tại đâu cũng đều có một nơi mà họ gọi là “Văng Mường” được xem như thủy phủ để cho Prudồng và Tu-Luông ngự trị làm thần hộ mạng cho bản Mường. Từ Quỳnh Nhai đến Mường Lài trên sông Đà có khoảng 20 thác nước thì có đủ 20 Văng Mường. Nơi thờ cúng Tu-Luông mang vẻ huyền bí, linh thiêng mà dân làng thường xuyên đem lợn, gà đến cúng để tế vị thần bản mệnh này che chở cho họ vượt thác, qua ghềnh an toàn thuận lợi. Tiếng Việt hiện đại biến thể của âm Việt cổ từ Pru-Dồng trại âm dần thành Rồng cũng như Tu-Luông thành thuồng luồng (27)

Hình tượng Rồng không chỉ được trân trọng ở Việt Nam mà người Lào, người Nhật cũng có truyền thuyết tôn thờ vật biểu Rồng. Thủy kinh chú của Lê Đạo Nguyên viết:“Lý Lào cũng có truyền thuyết thờ Rồng”. Sách cổ Nhật ghi rõ là người Nhật có tục thờ Rồng nên tự xa xưa, lâu lắm rồi hình tượng Rồng được xem như sứ giả của hạnh phúc. Đặc biệt hơn nữa, Rồng được tôn vinh như một “vị thần” giữ gìn dòng giống. Điều này, một lần nữa chứng tỏ Nhật cũng là một chi tộc Việt trong Bách Việt. Tại thủ đô Tokyo có một cây cầu cổ có tên Nihon Baxi, mỗi dịp tết đến, người Nhật từ khắp nước đổ xô đến để thắt nơ đỏ lên cổ Rồng bằng đồng ở thành cầu với hy vọng Rồng ban phát may mắn suốt cả năm(28).

Hình tượng Totem thuở ban sơ thường là đơn thể nghĩa là chỉ có một vật tổ biểu trưng nhưng về sau xuất hiện hình tượng phức thể nửa người nửa thú như Nữ Oa đầu người mình rắn, Viêm Đế Thần Nông đầu người thân trâu, rồi Cửu Thiên Huyền Nữ đầu người thân chim. Điều này phù hợp với sự phát triển theo quy luật tiến hoá nên Totem phức thể mang nét đặt trưng tổng hợp nhiều loại động vật, phản ánh thời kỳ hợp nhất của nhiều chi tộc nhưng mang ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn. Hình tượng Totem còn hàm ẩn bản sắc riêng biệt của một tông tộc, một dòng họ như Viêm Đế Thần Nông đầu người thân trâu để biểu trưng cho hậu duệ của Thần Nông, với nền văn minh nông nghiệp mà huyền sử nói về hình tượng nguyên thủy thuở ban sơ. Từ những Totem đơn thể như Rồng, Chim, tới đầu người mình rắn như hình tượng bà Nữ Oa của chi tộc thờ Rồng (Lạc-Việt ), đầu người thân chim như Cửu Thiên Huyền Nữ của chi tộc thờ chim ( Au-Việt ) và cuối cùng là sự kết hợp của Lạc Việt thờ Rồng với Âu Việt thờ Chim của hình tượng Bố Lạc (Rồng) Mẹ Âu (Tiên) được thần thoại hoá thành huyền thoại Rồng Tiên.

Trong khi các dân tộc khác chỉ chọn một vật tổ biểu trưng thì Việt tộc lại chọn 2 vật tổ biểu trưng là Rồng và Tiên. Tự thân Rồng Tiên đã hàm ẩn sự thống nhất hài hòa giữa Am và Dương, tương sinh tương khắc nhưng không dẫn đến mâu thuẫn loại bỏ nhau mà cùng nhau tương hòa để cùng tồn tại. Lơì trần tình của Bố Lạc với mẹ Au bên cánh đồng Tương đ nĩi ln điều ny:

“ Ta là giống Rồng đứng đầu Thủy Phủ, Nàng là giống Tiên người ở trên đất vốn không đoàn tụ được với nhau. Tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con nhưng giống dòng tương khắc như nước với lửa , khó bề ở với nhau dài lâu được. Nay phải chia ly ..”.

Tự thân huyền thoại Rồng Tiên đã hàm tàng uyên nguyên của triết lý âm dương, nguyên lý sinh tồn tiến hóa của vũ trụ vạn vật muôn loài.Tất cả đã đi vào tâm thức Việt về cội nguồn con Rồng cháu Tiên với nền văn minh đạo đức Việt cổ, biểu trưng của triết lý Đông Phương tỏa rạng suốt dòng vận động của lịch sử.

@ Phạm Trần Anh

Trích: VIỆT NAM thời lập quốc từ truyền thuyết đến lịch sử
Tác giả: P.T.A
Nguồn bài viết: Khoahoc.net
Hình: Hoa văn trên trống đồng (sưu tầm)

 

Hàng Hải và rễ bản-địa của Dân-tộc

Tác giả: Vũ Hữu San

Ý-Kiến Ông Nhượng Tống

Ông Nhượng-Tống, dịch-giả sách “Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư Ngoại-kỷ” của Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê, năm 1944, đã nhận-định rằng người Việt-Nam là giống dân Bách-Việt về miền Biển:

… Dân Bách-Việt chia ở hai miền; miền núi và miền biển. Trong đám dân miền biển có nước Việt đã từng diệt nước Ngô ở thời Xuân-Thu. Quốc-gia thứ hai được tổ-chức do dân miền núi là nước Nam-Chiếu. Mạnh-Hoạch, người đánh nhau với Khổng-Minh, chính là vị anh-hùng nước này. Một quốc-gia thứ ba nữa thành-lập, đó là nước Việt-Nam chúng ta. Trong ba nước ấy thì chỉ có nước ta còn đến ngày nay. Nước Việt, nước Nam-Chiếu đã lần lượt bị người Tàu chiếm-lĩnh và đồng-hoá.

Nói tóm lại, giống người Việt-Nam chúng ta ngày nay là giống thuộc dòng Bách-Việt về miền Biển và vẫn ở đất này. (Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư Ngoại-kỷ, Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê, Bản dịch của Mạc Bảo Thần Nhượng-Tống, 1944, Đại-Nam, California in lại, thập-niên 1990.)

Những giả-thuyết về nguồn-gốc dân-tộc Việt-Nam

Theo nhận-xét của Giáo-sư Nguyễn-khắc-Ngữ vào thập-niên 1980, vấn-đề nguồn-gốc dân-tộc Việt-Nam tuy đã được khá nhiều học-giả Việt-Nam cũng như ngoại-quốc bàn đến nhưng đến nay vẫn chưa có giả-thuyết nào được coi là vững-chắc. Ông chia các giả-thuyết này thành 4 loại tiêu-biểu:

– Giả-thuyết Con Rồng Cháu Tiên

– Giả-thuyết Bách-Việt

– Các giả-thuyết của các tác-giả Miền Nam

– Các giả-thuyết của các tác-giả Miền Bắc.

Sau đó, ông Ngữ đưa ra một giả-thuyết của chính ông. Trong cuốn sách “Nguồn Gốc Dân-tộc Việt-Nam” (viết tắt NGDTVN) xuất-bản ở Montréal năm 1985, ông cho rằng nguồn-gốc chính-yếu của nhân-chủng Việt là từ hải-đảo phương Nam:

-Sắc-dân đầu-tiên sống trên giải đất của chúng ta là giống Melanesian đã theo gió mùa đi vào.

-Sắc-dân thứ hai đến xứ ta là giống Indonesian từ Nam-Dương di-cư lên trong thời-kỳ băng-giá cuối cùng (cách đây từ 10.000 đến 50.000 năm.)

Những tài-liệu do ông đưa ra chứng-minh rằng người Việt và người Melanesian có cùng cơ-cấu tổ-chức gia-đình cũng như phong-tục tập-quán giống nhau, cùng với đặc-điểm nhân-hình gần gũi. Dù sau hàng ngàn năm đô-hộ của người Tàu, người Việt vẫn giữ được bản-sắc Melanesian của mình.

Học-giả Trần-Trọng-Kim viết về gốc-tích người Việt-Nam như sau:

“Theo những nhà kê-cứu của nước Pháp thì người Việt-Nam và người Thái đều ở miền núi Tây-Tạng xuống. Có người Tàu và Việt-Nam lại nói rằng nguyên khi xưa ở đất Tàu có giống Tam-Miêu ở, sau bị giống Hán-tộc đánh đuổi đi để chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng-Hà lập ra nước Tàu. Người Tam-Miêu phải ẩn núp vào rừng hay là xuống ở miền Việt-Nam ta bây giờ. Những ý-kiến ấy chưa có gì làm chứng cho đích-xác. Người Việt-Nam ta trước có hai ngón chân cái giao nhau, nên gọi là Giao-Chỉ, mà xem các loài khác, không có loài nào như vậy, thì tất ta là một loài riêng, chứ không phải loài Tam-Miêu.” (Việt-Nam Sử-Lược, quyển 1, Sài-Gòn, 1971 trang 5.)

Một giả-thuyết nữa là của ông Bình-Nguyên-Lộc trình-bày trong cuốn sách khảo-cứu khá lớn của ông, mang tựa-đề là “Nguồn gốc Mã-Lai của Dân-tộc Việt-Nam”, Bách Bộc Sài-gòn, xuất-bản 1971. Tài-liệu này đã được bàn cãi nhiều trong mấy thập-niên vừa qua, có người chống, có người bênh.

Bài sơ-khảo này trình-bày lại một số ý-kiến của Ông Bình-Nguyên-Lộc và thêm một số giả-thuyết nữa về nhân-chủng Việt-Nam liên-hệ đến hàng-hải chưa biết đúng sai ra sao, nhưng tương-đối mới lạ.

Các cuộc xa lầy trên đường đi tìm nguồn gốc dân-tộc Việt-Nam

Theo Ông Bình-Nguyên-Lộc, trên đường đi tìm nguồn gốc dân-tộc Việt-Nam, thiên-hạ đã trải qua hai cuộc sa lầy rưỡi từ 1918 đến 1964, năm mà chúng tôi (lời Ông Bình) khởi thảo soạn sách NGDTVN:

1/ Sa lầy thứ nhứt của hai ông L. Aurousseau và H. Maspéro là chỉ dựa vào sử Tàu.

2/ Sa lầy thứ nhì của tất cả mọi người vì ngỡ rằng nguồn gốc dân ta ở tại giai-đoạn Đông-Sơn.

3/ Phân nửa một cuộc sa lầy thứ ba là không biết thuật-ngữ Indonesien có nghĩa là gì.

Cho đến năm 1964 thì đáng lý ra ta đã thoát khỏi được cuộc sa lầy thứ ba đó, nhưng ta vẫn không thoát…”

Và … cho đến khi chúng tôi hoàn-tất sách này, có nhiều học-giả cho rằng thuyết của Ông Bình-Nguyên-Lộc cũng … sa lầy.

Một ánh-sáng mới: công-trình của Bác-sỹ Trần-Đại-Sỹ

Bác-sỹ Trần-Đại-Sỹ là Giám-Đốc nghiên-cứu kiêm Giáo-Sư Cơ-quan Nghiên-Cứu Tổng-Hợp Y-học Âu-Á, Giáo-sư diễn-giảng khoa Lịch-sử và Triết-học Á-châu tại viện Pháp-Á. Ông đã trước-tác 20 tác-phẩm tổng-hợp y-học bằng Pháp-văn và rất nhiều sách bằng Hoa-văn, Việt-Văn, Trong những tác-phẩm của Ông, độc-đáo nhất là các bộ trường-thiên lịch-sử tiểu-thuyết: Anh-hùng Lĩnh-Nam, Động-đình hồ Ngoại-sử, Cậm-Khê Di-hận, Anh-hùng Tiêu-sơn, Thuận-thiên Di-sử, Anh-hùng Bắc-cương. Anh-linh Thần-võ, Nam-quốc Sơn-hà…

Trong thập-niên 1990, Bác-sỹ Trần-Đại-Sỹ cho biết trong khi khảo-cứu nguồn gốc tộc Việt, Ông đã dùng phương-pháp y-khoa nhiều nhất, và khoa-học mới đây.

Với lý-luận y-khoa, với anatomie, với lý-thuyết y-học mới về tế-bào, với những khai-quật của người Pháp tại Đông-Dương, của Việt-Nam, của Trung-Quốc cùng hệ-thống máy móc tối-tân đã giúp tôi (lời Ông Sỹ) phân-loại xương sọ, xương ống quyến, cùng biện biệt y-phục của tộc Hoa, tộc Việt, rồi đi đến kết-luận về lãnh-thổ nước Văn-Lang tới hồ Động-Đình.

Vị Bác-sỹ này nhắc lại lời tuyên-bố của các giáo-sư đồng-nghiệp khi hay biết công-trình của Ông như sau: “Từ nay không còn những giả-thuyết về nguồn-gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc tìm kiếm của Ông.” Theo lời chú-thích của bài “Biên-Cương nước Cổ Việt”do Ông viết thì “chính công-trình nghiên-cứu của tác-giả đã kết-thúc cuộc tranh-luận 90 năm qua về Nguồn-gốc Dân-tộc Việt-Nam.

Tóm tắt kết-quả công cuộc tim kiếm của Bác-sĩ Trần-Đại-Sĩ như sau:

– Nguốn gốc tộc Việt , lĩnh-thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ-học.

– Các nhá cổ-học coi lĩnh-thổ Việt bao gồm phần phía Nam sông Trường-Giang, lấy mốc là hồ Động-Đình. Tộc Việt sống rải rác tờ phía Nam sông Trường-Giang xuống mãi vịnh Thái-Lan

-Sau này tộc Việt, tộc Mã đã giao-tiếp với nhau ở vùng Kampuchea, Nam Việt-Nam. Tộc Việt hỗn-hợp với tộc „n ở phía Tây Thái-Lan

-Giống Thái, một trong Bách-Việt chính là tộc Thái từ Tượng-quận, Bắc-Việt di-chuyến xuống lập ra nước Lào, nước Thái.

-Người Việt từ sông Trường-Giang, từ Phúc-Kiến đi xuống Bắc-Việt, không có nghĩa ở Bắc-Việt không có giống Việt, phải đợi họ di-cư xuống mới có. Mà có nghĩa là người Việt di-chuyển trong đất Việt. (Việt-Nam Đệ Ngũ Thiên kỷ, USA, 1994, trang 215-241.)

Các nguồn gốc khác-biệt giữa Văn-hoá, Quốc-gia và Dân-tộc

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng các công việc đi tìm (1) nguồn gốc của Văn-hoá, (2) sự hình-thành Quốc-gia và (3) gốc rễ của Dân-tộc chỉ là một vấn-đề. Sự thực không phải như thể.

Trong một nước, ta thấy dân-chúng có vẻ như thuộc cùng một dân-tộc và chung nhau một nền văn-hoá. Tuy vậy; ba thứ Văn-hoá, Quốc-gia và Dân-tộc đã đến từ ba khởi-điểm khác nhau cả thời-gian lẫn thời-gian. Loài người vón là một động-vật ưa di-chuyển, luôn luôn đi tìm kiếm môi-trường để dễ dàng sinh-hoạt. Thể nên, dân-chúng một nước có thể từ xa di-cư đến, trong khi văn-hoá, ngôn-ngữ thường chịu ảnh-hưởng địa-phương và thay đổi theo sinh-hoạt tại chỗ.

Trường-hợp chủng Bách-Việt (hồi xưa sinh sống dọc duyên-hải nước Trung-Hoa ngày nay) đáng kể là một thí-dụ điển-hình về sự phức-tạp giữa các yếu-tố quốc-gia, chủng-tộc, văn-hoá. Những học-giả Trung-Hoa-học tăm-tiếng nhất đều đồng-ý là một chủng lớn cư-ngụ trên một địa-bàn rộng như vậy không thể bị hoàn-toàn tiêu-diệt hay hơn nữa, tự-động biến mất. Con cháu những nhóm Việt này vẫn ở đó, nhưng khi cái “gốc” hay “căn-cước” đã mất, sự hiện-diện của họ trong xã-hội không còn đáng nói nữa. Harold J. Wiens viết rằng :

“Khi dân Bách-Việt đã bị Hán-hoá, sinh-hoạt như dân Tàu, người Trung-Hoa không còn bận tâm đến sự hiện-diện của những giống dân dị-chủng này nữa một khi đám người này đã mất đi cái tổ-chức “quốc-gia”. (China’s March Towards the Tropics, Yale University, 1954, pp. 114-115.)

Ngày nay nhiều người sống tại vùng Đông-Á thường tự nhận họ là người Tàu Trung-Nguyên hay con cháu Hoàng-Đế. Sự thật họ thuộc các chủng-tộc khác hẳn với người Tàu gốc rễ vùng Hoàng-Hà, sông Vị. Những “người Tàu tưởng-tượng” này quên rằng lãnh-thổ cũ của họ đã bị xâm lăng, tiền-nhân của họ đã bị kẻ thù truy-diệt. Nước Trung-Hoa thống-nhất ngày nay to lớn đã bao trùm lên nhiều quốc-gia mất gốc cùng những người dân vong-quốc bị đồng-hoá không còn nhớ được tổ-tiên.

Cùng với các học-giả Á-Đông-Học khác đi trước Ông như Needham, Fitzgerald…; Stan Steiner đã nghiên-cứu tinh-thần tự-chủ, ý-chí quyết-tâm bảo-vệ nòi giống và lãnh-thổ, tính quật-cướng chống xâm-lăng được tìm thấy nơi những người dân hàng-hải sống trên tàu thuyền. Cả những người đánh cá hay nông dân làm ruộng nước đều sẵn có tinh-thần độc-lập, không chịu Hán-hoá (Fusang, Chinese Who Build America, New York, 1979: 71.)

Đối với Việt-Nam, nguồn gốc dân-tộc cũng lâu đời không kém nguồn gốc văn-hoá và đi trước cả thời lập-quốc khá lâu. Việc nghiên-cứu ca-dao, tục-ngữ có thể dẫn dắt ta một phần con đường tìm nguồn-gốc, nhưng không đi được xa vào quá-khứ. Ông Bình-Nguyên-Lộc quả-quyết rằng: “Muôn ngàn nỗ-lực để phanh phui các yếu-tố văn-hoá như ca-dao, ngôn-ngữ, cổ-tích cũng không bao giờ cho ta biểt nguồn gốc của dân-tộc Việt-nam thật đúng (NGDTVN, trang 893.)

Chìa khoá có thể ở ngay trong túi

Nhiều cuộc khai-quật cổ-vật mới đây tại Việt-Nam đã cho phép các nhà nghiên-cứu có một cái nhìn mới và đúng đắn hơn về tình-trạng đất Việt cổ-thời với những nền văn-hoá bản-chất dân-tộc, phát-sinh tại chỗ, liên-tục tiến-triển và không bị ảnh-hưởng ngoại-lai. Giáo-sư Sử-học Trần-Quốc-Vượng cho rằng: “Thành tựu quý giá nhất của giới khảo cổ học Việt Nam trong mấy chục năm qua là làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển tại chỗ của nền văn minh châu thổ sông Hồng, với bề dầy thời gian diễn tiến của nó (vài thiên niên kỷ trước công nguyên tới một vài thế-kỷ sau công-nguyên)”. (Trong Cõi, trang 54-55.)

Từ sau năm 1985, tức thời-gian ông Nguyễn-Khắc-Ngữ phát-hành sách NGDTVN đến nay, những giả-thuyết khác về nguồn gốc dân-tộc vẫn tiếp-tục được đề ra. Tuy vậy, hầu hết các giả-thuyết này đều bị ám-ảnh quá đáng vì ý-niệm về những cuộc di-dân từ Nam-Đảo tiến vào nước ta. Cũng như trước đây có một số người đã từng yên-tâm nghĩ rằng người Việt-Nam là con cháu các giống người di-cư đến từ Trung-Hoa, từ Tây-Tạng, từ Đông-Âu, từ nước Việt thời chiến-quốc…

Một quan-điểm mà chúng tôi trình-bày qua cuốn sách này là sự liên-tục trong tiến-trình hàng-hải của dân ta. Đặc-điểm này không thể vì ngẫu-nhiên lại phù-hợp với sự liên-tục về tiến-trình sinh-hoạt văn-hoá của người Việt-Nam. Các chứng-cớ này hiển-nhiên tự nó đã mạnh mẽ nói đến một yếu-tố quan-trọng về nhân-chủng mà từ lâu hầu như vô-tình bị quên lãng. Đó là yếu-tố bản-địa của nguồn gốc dân-tộc.

Lý-do tại sao các nhà nghiên-cứu nhân-chủng lại cứ hùa nhau đi tìm nguồn gốc ở những “giả-thuyết xa sôi đâu đó” thật là khó hiểu. Xưa nay có ít người chịu lưu-tâm tìm hiểu đến nguồn-gốc chúng ta ngay trên vùng đất quê-hương hiện-thời. Chúng tôi kêu gọi sự nỗ-lực đóng góp của mọi người theo chiều-hướng này, trước khi đi tìm kiếm ở những nơi xa xôi khác. Trường-hợp quan-niệm “bản-địa” này có sai lầm, nó cũng giúp chúng ta dò tìm ra được những con đường khác đúng hướng hơn để tiếp-tục đi tới.

Chuyện “tìm chìa khoá xe” hẳn ai cũng gặp. Có những nhà nghiên-cứu hăng-hái, nhưng lại chỉ nghĩ đến những nơi xa. Thật chẳng khác chi việc chúng ta quýnh quáng sợ đi làm trễ, thúc-dục cả nhà chạy toán loạn đi kiếm chìa khoá ở ngoài đường ngoài ngõ, trong khi chúng ta không ngờ chìa khoá ấy vẫn nằm trong túi áo tự ngày hôm qua!

Dân Việt trong môi trường Đông-NAm-Á

Trên bản-đồ ngày nay, Việt-Nam có vẻ như chiếm vị-trí ở phía Bắc vùng Đông-Nam-Á. Tuy vậy, vào thời tiền-sử, nước ta nằm đúng trong khu trung-ương của toàn-thể vùng này. Trước khi Trung-Hoa nam-xâm, khu-vực từ châu-thổ sông Hoài xuống phía Nam sông Dương-Tử qua đến biên-giới Việt-Nam thực-sự đã thuộc vào Đông-Nam-Á trên các phương-diện về địa-lý và sinh-hoạt văn-hoá.

Học-giả Anthony Reid nhận thấy rằng “nguồn-gốc chung của tổ-tiên những người Đông-Nam-Á” là một một sự kiện có thể giải-thích được một phần nào do sự tương-đồng ngôn-ngữ của các sắc dân trong vùng. (Southeast Asia in the Age of Commerce 1540-1680, Volume One: The Lands Below the Winds, Yale University Press, 1988, trang 3.)

Vào thời tiền-sử, nhiều bộ-tộc Việt đã sinh sống tại duyên-hải Trung-Hoa. Địa-bàn của họ nằm trên các vùng châu-thổ những con Sông Hoài, Dương-Tử, Tây-Giang, sông Hồng, sông Mã. Một số nhà ngữ-học đã tìm ra nhiều chứng-cớ hiển-nhiên rằng những bộ-tộc gọi chung là Bách-Việt này lúc xưa cùng nói một loại ngôn-ngữ Nam-Á giống như thứ ngôn-ngữ người Việt-Nam đang sử-dụng ngày nay. Hai tài-liệu như sau:

(1) J. Norman and T. L. Mei, ‘The Austroasiatics in ancient South China, some lexical evidence” Monumenta Serica, 32 [1976].

(2) E. G. Pulleyblank, Chinese and their Neighbors in Prehistoric and Early Historic Times, in “The Origins of the Chinese Civilization” edited by David N. Keightley, University of California Press, 1983, trang 437-438.)

Nước Việt-Nam và Biển Đông của chúng ta nằm đúng vào khu trung-ương của ĐNÁ. Chính nơi đây vào cuối thời Băng Đá, khi nước biển dâng lên, làm ngập vùng đất thấp Sundaland, một cuộc di-dân từ biển vào bờ đã xảy ra. Những người dân “nước” đầu tiên theo các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Mê-Kông… chạy vào đất liền.

Hai nền văn-hoá sông biển và núi non lần đầu đã kết-hợp trên quê-hương ta, sau này tạo nên cái nền móng sinh-hoạt văn-hoá chung của toàn vùng Đông-Nam-Á.

Hai chục ngàn năm trước, nền văn-hoá Hoà-Bình phát khởi. Tiến-trình đó liên-tục từ thời Đồ Đá qua thời Đồ Đồng, rồi rực sáng với nền văn-hoá Đông-Sơn vào thiên-kỷ thứ nhất trước tây-lịch (TTL.)

Những người “dân nước” từ vùng Biển Đông tiến vào đất liền Việt-Nam đã mang theo cả những đặc-tính của ngôn-ngữ và triết-lý cuộc đời:

– Việt-ngữ là loại ngôn-ngữ nhuốm màu hàng-hải. Tuy được đề-nghị sắp xếp vào họ Nam-Á trong lục-địa, nhưng Việt-ngữ lại có nhiều điểm tương-đồng với ngôn-ngữ Nam-Đảo ngoài Thái-Bình-Dương. (Southeast Asia in the Age of Commerce 1540-1680, Volume One: The Lands Below the Winds, Anthony Reid, Yale University Press, 1988, trang 3.)

– Về triết-lý, Bernard Philippe Groslier nhận-xét rằng quan-niệm và niềm tin của dân Việt về biển cả thật sâu đậm. Ông viết như sau: Biển cả trải dài, vượt cả ra ngoài chân trời và tầm hiểu biết của con người, gợi ra cái ấn-tượng về nguồn gốc của muôn loài, cả đến một thế-giới trước khi khai-thiên lập-địa và cũng là nơi quê-hương cho người chết trở về. (The Art of Indochina, Bernard Philippe Groslier, bản dịch của George Lawrence, Crown Publishers, inc., New York, 1962, trang 21.)

Hầu hết các phát-minh thuyền bè, buồm, chèo, lái … của nhân-loại ngày nay đều có gốc rễ từ bán-đảo Đông-Dương. Chừng 60,000 năm trước, khi những nhóm cư-dân Đông-Nam-Á đầu tiên dùng bè vượt biển tới Úc-Châu, tiền-nhân Việt-tộc chắc chắn cũng đã dùng phương-cách di-chuyển như vậy. Nhiều tiến-bộ về kiến-trúc thuyền bè đã đạt được và thành-quả đáng kể nhất có lẽ là cách sử-dụng phối-hợp tài-tình hai hệ-thống buồm và xiếm. Nhờ vậy, một số loại ghe thuyền ở Việt-Nam có thể tự nó lái lấy và giữ hướng đi trong nhiều ngày dài, không cần phải sửa đổi tay lái. (Connaissance du Việt-Nam, Pierre Huard và Maurice Durand, Hanoi 1954, trang 232.)

Hoà-Bình và Đông-Sơn là những nền văn-hoá đầu-tiên của nhân-loại tỏa rộng ra khắp nơi bằng đường hàng-hải. Oswald Menghin đã nhận-xét rằng: “dù một nền văn-minh nào đó có phát-khởi ở đâu chăng nữa, có rực rỡ đến thế nào đi nữa, sự truyền-bá cũng cần một nền văn-minh hàng-hải làm phương-tiện chuyên-chở ngang qua biển cả ra hải-đảo xa xăm, vượt đại-dương tới đất mới như Mỹ-Châu.” (Relaciones transpacificas de America precolumbina, Báo Runa 10(1-2), 1967: 83-97.)

Chưa có một nền văn-hoá nào trên địa-cầu này mà địa-bàn lại rộng rãi, vượt cả các đại-dương bao la đến như vậy. Nước Văn-Lang là quốc-gia được thành-lập sớm nhất ở Đông-Nam-Á. Hình ảnh chiến-sĩ và chiến-thuyền ghi khắc trên trống đồng gần 3,000 năm trước đây cho thấy rõ sự hiện-hữu của một lực-lượng thủy-quân có tổ-chức chặt chẽ và lâu đời nhất thế-giới trên đất nước Việt-Nam.

ĐNÁ, vùng Đất thuận-hảo cho sự sinh-tồn của con người

Đi theo thuyết Darwin, nhiều khoa-học-gia hiện nay đồng-ý với nhau về tiến-trình loài linh-trưởng (primate) tiến-hoá thành loài người đã diễn ra tại Phi-Châu. Từ chỗ đó, loài người mới di-chuyển qua các nơi khác trên địa-cầu. (Origins. Richard E. Leakey and Roger Lewin, MacDonald and Jane’s, London, 1977, trang 88, 117.)

Tuy vậy vẫn còn nghi-vấn về “Đông-Nam-Á có thể đã là nơi phát-tích một nhánh chủng-tộc riêng của loài người” vì mấy khám-phá mới đây như sau:

– Tại Mandalay, Miến-Điện năm 1979, người ta tìm ra nhiều xương hoá-thạch của loài Primate lâu tới 40 triệu năm. Vì chứng-tích này cổ hơn bất cứ nơi đâu trên trái đất nên đã có kết-luận rằng: loài Primate thoạt tiên sinh sống trong vùng Đông-Nam-Á trước, sau mới di-chuyển ngang qua khu-vực Tây Á-Châu rồi sang Phi-Châu (Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific, viết tắt Naga, Sumet Jumsai, xuất-bản tại Singapore, Oxford University Press, 1988, trang 2.)

– Trong giai-đoạn tiến hoá của loài người, giống Homo-Erectus (người đứng thẳng) có lẽ tồn-tại lâu nhất tại vùng đất liền Đông-Nam-Á, lâu hơn tại tất cả các nơi khác trên địa-cầu, kể cả Phi-Châu và Âu-Châu (People of the Earth, An introduction World Prehistory, Brian M. Fagan, Harper Collin Publishers, New York, 1992, trang 155-156.)

– Học-giả Thái-Lan Sumet Jumsai tìm ra rằng chỉ có 3 vùng trên trái đất thuộc vòng đai nhiệt-đới là thuận-hảo cho sự sinh-tồn của loài người trong thời Băng Đá. Đó là vùng bình-nguyên sông Amazone Nam-Mỹ, vùng Trung Phi-Châu và vùng Đông-Nam-Á. Ông so sánh tình-trạng như sau: Mỹ-Châu thời đó chưa có người, Phi-Châu có nhiều giống thú dữ và khu duyên hà, duyên-hải không có dấu tích sinh-hoạt loài người. Chỉ còn vùng Đông-Nam-Á mới thực-sự là nơi hội-tụ những điều-kiện tiện-lợi để cho loài người sống sót. (Naga, trang 3.)

– Constance Mary Turnbill viết trong sách Lịch-sử Mã-Lai-Á, Tân-Gia-Ba và Brunei như sau : “Những khu rừng già (nhiều mưa) Đông-Nam-Á, với những nguồn thực-phẩm dồi dào; nhiều loại cây trái, súc-vật và tôm cá; có lẽ là một trong những môi-trường sinh-hoạt sớm sủa và thuận-tiện nhất để nhân-loại tiến-hoá. (A History of Malaysia, Singapore and Brunei; in tại Hong Kong, 1989, trang 7).

Ronald Provencher còn phỏng-đoán loài người đã xuất-hiện sinh sống tại Đông-Nam-Á từ 2 triệu năm trước đây. (Mainland Southeast Asia: A Anthropological Perspective, viết tắt: Mainland Southeast Asia, Nhà xuất-bản Goodyear Publishing Company, California 4/ 1975, trang 17.)

Người Vượn, Người Cổ và Người Khôn-ngoan trên đất nước ta

Mười mấy ngàn năm trước, môi-trường Đông-Nam-Á, đặc-biệt ở Việt-Nam, đã được chứng-minh là nơi thuận-tiện cho việc gây giống và trồng cấy những cọng rau, cây trái đầu tiên.

Với những thành-tựu của người dân thuộc các nền văn-hoá Hoà-Bình – Bắc-Sơn, lịch-sử dân-tộc ta cũng như cả vùng Đông-Nam-Á bước vào một bước ngoặc lớn: một trung-tâm nông-nghiệp vào loại sớm nhất của nhân-loại đã ra đời vào khoảng vạn năm trước. Con người từng bước giã-từ hái lượm, săn bắn bước vào cuộc sống sản-xuất. (Lịch Văn-hoá Việt-Nam – Viết tắt LVHVN – Sài-Gòn, 1988: trang 36.)

Sự kiện quan-trọng không kém trong ngành Tiền-sử-học là những khám-phá mới đây về nhân-chủng. Kể từ năm 1960 đến nay, khoa khảo-cổ đã phát-hiện nhiều di-tích quan-trọng chứng-minh sự có mặt của Người Vượn, Người Cổ và Người Khôn-ngoan trên đất nước ta. Một số tài-liệu được LVHVN gọi là “vô cùng quan-trọng” để tìm-hiểu quá-trình chuyển-biến từ Homo-Erectus sang Homo-Sapien (người khôn ngoan.) Đây là vấn đề đã và đang được các nhà nhân-chủng-học trên thế-giới hết sức quan-tâm.

Sau khi duyệt qua những khám-phá trong thập-niên 1960 về người vượn Thẩm Khuyên, người vượn Thẩm ồm, người cổ Hang Hùm, người khôn ngoan Kéo Lèng; các giáo-sư Phan-Huy-Lê, Hà-Văn-Tấn và Hoàng-Xuân-Chinh mạnh dạn kết-luận rằng: Trên đất nước ta hàng mấy chục ngàn năm trước đã từng diễn ra quá-trình tiến-hoá từ người vượn thành người hiện-đại. (LVHVN, trang 35.)

Ngày nay, Việt-Nam là nơi lôi-cuốn nhiều nhà khoa-học đến nghíên-cứu về tiến-trình nhân-chủng. Nhà Nhân-chủng-học Russell Ciochon (tác-giả bài “The Ape That Was”, Natural History, November 1991) và nhà Khảo-cổ-học John Olsen đã khám-phá ra nhiều chứng-tích ở Việt-Nam cho thấy giống người vượn khổng-lồ Gigantopithecus cao 10 bộ Anh đã từng sinh sống đồng-thời với giống người Homo-Erectus trong khoảng thời-gian dài tới 500,000 năm. (Southeast Asia: A Past Regained, Time-Life Books, Virginia, 1995, trang 16-17.)

Brian M. Fagan cho biết tại những hang của Làng Trang, Việt-Nam, người ta tìm thấy di-cốt của người Homo-Erectus cổ tới 500,000 năm. Chứng-tích này thuộc loại cổ nhất Đông-Nam-Á (People of the Earth, An introduction to World Prehistory; 1992, trang 129.)

Hình 1 Một số địa-danh mới và cũ của vùng Đông-Nam-Á

Nơi khai-sinh nền Văn-minh Nước và Văn-minh Thực-Vật

Đất nước chúng ta nằm trong vùng nhiệt-đới gió mùa. Có nhiều ý-kiến khác nhau về ảnh-hưởng vị-trí đối với trình-độ sinh-hoạt của dân ta.

Một số nhà địa-lý và nhân-chủng-học đã cho rằng nền Văn-minh Việt-Nam đặt trên vị-trí “bình-nguyên nhiệt-đới” (Những đặc-điểm của nền văn-minh Việt-Nam, Thái-Văn-Kiểm trong Tuyển Tập Ngôn ngữ Văn tự Việt-Nam, Dòng Việt, San José, 1993, trang 141-151.) Tuy vậy, văn-minh của chúng ta không hoàn-toàn mang tính-cách của một bình-nguyên nhiệt-đới vì các lý-do như sau:

-Về vị-trí, lãnh-thổ Việt-Nam không nằm sâu trong nội-địa mà lại nằm cạnh Biển Đông. Việt-Nam có lẽ là quốc-gia độc-nhất trong đất liền nhiệt-đới mà một phần duyên-hải lại mang tính-chất riêng-biệt của hải-đảo. Linda Norene Shaffer cho rằng trải dài suốt mấy trăm hải-lý, bờ biển lồi lõm Trung-Việt có đặc-tính rõ rệt của hải-đảo nhiều hơn các đặc-tính thuộc về lục-địa. (Maritime Southeast Asia to 1500, USA, 1996, trang 3.)

-Về văn-hoá, người Việt-Nam hướng đến các hoạt-động về nông-nghiệp và hàng-hải. Dân ta không nhận ảnh-hưởng từ một nền văn-minh thạch đá nào như các dân-tộc khác trên những bình-nguyên nhiệt-đới như Ai-cập, Mễ-Tây-Cơ v.v… Mặc dù tiến-bộ sớm nhất Đông-Nam-Á, người Việt-Nam không bao giờ theo đuổi chiều hướng xây cất đá khối nặng nề như các dân-tộc láng giềng như Nam-Dương, Khmer, Lào…

Học-giả Sumet Jumsai đã dùng ý-kiến của học-giả Buckminster Fuller để viết phần kết-luận cho quyển sách khá nổi tiếng của ông, cuốn “Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific”, (Singapore, Oxford University Press, xuất-bản 1988, p. 174.) Buckminster Fuller đã bị thuyết-phục và mong rằng vì sự sống còn của nhân-loại trong tương-lai, con người nên noi theo chân-lý “nước” đó mà tiết-kiệm vật-liệu, năng-lượng v.v… (Nguyên-văn: He (Fuller) was convinced that future worlds will survive only if humans create more by using less-less material, less weight, less enegy, etc.)

Vì những lý-do hiển-nhiên như vậy, các nhà khảo-cổ như Carl Sauer, Solheim đã tin-tưởng Đông-Nam-Á là nơi thuận-tiện nhất để con người có thể dễ-dàng chuyển-biến cây rừng cỏ dại thành rau trái trồng trọt được trong vườn. Chỉ nhờ những sự thuần-hoá đó, nhân-loại mới sản-xuất thêm nhiều thực-phẩm. Vì không còn phải nay đây mai đó, tốn kém quá nhiều thời-giờ để gom nhặt thực-phẩm một cách khó khăn, tiền-nhân bắt đầu định-cư lại. Cùng với nền văn-minh hàng-hải, một nền văn-minh thực-vật đã xuất-hiện rất sớm sủa.

Lawrence J. Ma thuộc University of Akron nghĩ rằng giống người Homo-Sapien xuất-hiện rất sớm tại Đông-Nam-Á, sau này là tiền-nhân của chủng-loại Austroloid. Ma ước-lượng thổ-dân vùng này khởi sự gia-súc-hoá loài vật và trồng trọt từ 15,000 trước đây, tức là sớm sủa hơn vùng Tây-Nam Á-Châu (hay Bán-nguyệt Phì-nhiêu) tới 5,000 năm. (Cultural Diversity, Laurence J. Ma; sách “Southeast Asia, Ream of Contrasts”; edited by Ashok K. Dutt, Westview Press, Colorado, 1985, p. 54.)

Nước Việt-Nam nằm trên một bán-đảo có nhiều vùng châu-thổ rất thấp ở về phía cực Đông Nam của lục-địa Á-Châu. Quanh năm khí trời ấm áp, nhiệt-độ tuy cao nhưng đều đều ít thay đổi. Ánh nắng mặt trời chan-hoà, vũ-độ thường-niên rất cao và bầu trời ít khi u-ám. Hai mùa gió Đông-Bắc, Tây-Nam đối-nghịch đem theo hai mùa mưa nắng rõ rệt. Trên có rừng ngăn chặn lối đi, dưới có biển mở rộng đường qua nhiều xứ sở. Địa-thế và môi-trường như vậy được kể là độc nhất, không có vùng đất nào trên thế-giới tương-tự như vậy.

Dân-cư Đất liền và Hải-đảo

Đất liền luôn luôn chiếm ưu-thế hơn hải-đảo về môi-trường sinh sống cho con người. Đặc-biệt trong thời tiền-sử, khi kiến-thức và phương-tiện còn yếu kém, những hòn đảo nhỏ bé thường hoang vắng không có người ở.

Điều chắc chắn là nếu có khả-năng để tự-do chọn lựa, “Người Khôn-ngoan” đương-nhiên đã chọn lựa được sinh sống trên bán-đảo Đông-Dương còn hơn là phải cư-trú trên các hải-đảo xa xôi ngoài khơi (như các đảo Nam-Dương và Đại-Dương-Châu), hay vùng đất giá lạnh (đất Hoa-Bắc ngày nay.) Khi đó cả hai nơi này rất ít người cư-ngụ.

Lịch-sử nhân-loại chứng-minh rằng các nền văn-minh lớn đều phát-sinh từ ven bìa lục-địa, nơi những vùng duyên-hà duyên-hải. Lẽ thường cũng thấy rằng loài người sinh sôi nẩy nở đông-đúc hơn ở trên lục-địa, sau đó mới di-cư qua các hải-đảo. Khoa khảo-cổ nhờ dựa vào cách định tuổi Carbon 14 đã cho biết sự chiếm-ngự các đảo ngoài biển chỉ mới xảy ra gần đây mà thôi.

.Hình 2.-Loài người từ đất-liền Cổ Việt đến cư-trú trên các đảo rất trễ. (Wangka, Edwin Doran, Jr.; Texas University Press, 1981, trang 54.)
Từ thời cổ cho đến ngày nay, trừ ra trên những hòn đảo to lớn như Anh-Quốc, như Nhật-Bản; mức sống của dân-cư các hải-đảo rõ rệt là thua kém dân trên đất liền rất xa. Trong cổ-thời, hải-đảo dù có vĩ-đại cỡ Úc-Châu cũng rất vắng vẻ, ít có dấu chân người!

Trong trường-hợp liên-hệ Việt-Nam và Nam-Dương, người ta không hiểu giả-thuyết dân Nam-Dương di-cư lên xứ ta vững-chắc bao nhiêu không biết, nhưng các học-giả ngày nay chứng-minh rõ ràng sự hiện-diện của những con đường biển đi theo chiều ngược lại suốt nhiều ngàn năm. Trước thì văn-minh Hoà-Bình từ Việt-Nam đi Nam-Dương đi Úc. Sau này văn-minh Đông-Sơn cũng từ Việt-Nam tràn qua các hải-đảo khắp xứ Nam-Dương, cùng những đảo khác miền Đông-Nam Á. Khi đọc tài-liệu khảo-cổ Nam-Dương, ta thấy ngay những trang sách nói về ảnh-hưởng của văn-hoá Hoà-Bình / Đông-Sơn qua mọi sinh-hoạt xứ này như hàng-hải, mỹ-thuật, cổ-tục v.v.

Hiện nay, sinh-hoạt của loài người trên các hải-đảo Thái-Bình-Dương đã được nghiên-cứu tường-tận. Tuy vậy, chưa có tài-liệu vững-chắc nào nói về sự di-dân hay ảnh-hưởng văn-hoá từ phía các đảo Đại-Dương-Châu trở vào đất liền Việt-Nam. Trái lại, sách vở bàn về sự bành-trướng dân-cư từ vùng đất liền Đông-Dương và Đông-Nam Trung-Hoa tràn ra ngoài biển đến Đại-Dương-Châu hay các đảo khác trên Thái-Bình-Dương lại rất phong-phú trong thư-viện.

Ronald Provencher viết rằng : Do sự tương-tự về ngôn-ngữ hải-đảo Malayo-Polynesian tìm thấy tại nhiều nơi tại khu-vực, người ta có thể cho rằng di-dân từ đảo đã đi vào đất liền được không? Dù sao thì lý-lẽ con người di-chuyển từ lục-địa đi ra các đảo không thể phủ-nhận được. (Mainland Southeast Asia: A Anthropological Perspective, Ronald Provencher, Goodyear Publishing Company, California 4/ 1975, p. 16.)

Dân Hải-đảo Đông-Nam-Á từ đất liền đi ra

Dunn cho rằng dân Đông-Nam-Á, vì sự cần-thiết phải “lập đầu cầu” nối-tiếp những vùng biển càng ngày càng rộng ra khi nước dâng lên vào cuối thời Hồng-tích-kỳ (Pleistocene) mà phát-triển nghệ-thuật hàng-hải. Golson nghĩ rằng khoảng 3,000 tới 1,000 năm TTL., Biển Đông Việt-Nam là trung-tâm phát-sinh hàng-hải. Ling đưa ra bằng-chứng của bè mảng 3.000 năm TTL. là chỉ dấu cho rằng khu-vực Hoa-Nam (gồm cả Bắc Việt) đã khởi-xuất những chuyến đưa người di-dân ra ngoài khơi Thái-Bình-Dương.

Thời-gian này đúng vào giai-đoạn phát-triển (thịnh-đạt) của thuyền buồm. David Lewis trình-bày sinh-hoạt hàng-hải phát-nguyên từ vùng ven biển Á-Châu trước, sau đó ảnh-hưởng của nó mới theo di-dân mà lan tràn ra các hải-đảo ngoài Thái-Bình-Dương. (The Pacific navigators’ debt to the ancient seafarers of Asia, , trong The Changing Pacific, edited by Neil Gunson, Oxford University Press, 1979, trang 46.)

Riêng quan-niệm “sắc-dân đầu-tiên sống trên giải đất của chúng ta là giống Melanesian đã theo gió mùa đi vào” có nhiều phần không hợp-lý theo quan-điểm hàng-hải. Khả-năng hải-hành của dân Melanesian cách nay 50,000 năm không cho phép họ làm như vậy. Vả lại không có lý-do gì thúc-đẩy họ phải rời bỏ các đảo vùng Melanesia. Nếu từ đó, họ di-cư về phía Tây Tây Bắc, họ đã gặp các đảo Phi-luật-Tân và Đông Nam-Dương. Lý-do tại sao dân Melanesian không ngừng lại đó mà tiến vào xứ ta, cũng là một câu hỏi không có câu trả lời thích-đáng.

Giáo-sư Nguyễn-khắc-Ngữ lại ước-đoán rằng “Dân Melanesian đến xứ ta trước giống Indonesian, mà sắc dân từ Nam-Dương sau này đã di-cư lên trong thời-kỳ băng-giá cuối cùng, tức cách đây từ 10.000 đến 50.000 năm.” Thực ra, trong thời-gian 10,000 – 50,000 năm trước, loài người chưa sinh sống ngoài các hải-đảo nhỏ bé và xa vắng như Melanesia. Trường-hợp có dân-cư, số lượng còn quá ít để phải di-cư.

Thời-gian trước đó (tức trước đây 50,000 năm), quần-đảo mà ngày nay chúng ta gọi là Melanesia chắc chắn chưa có bóng người cư-ngụ.

Việt-ngữ: gạch nối nhiều Ngôn-ngữ

Theo nhiều nhà ngôn-ngữ-học, Việt-ngữ thuộc về loại Mon-Khmer. Người chủ-trương danh-tiếng nhất của thuyết này là Wilhelm Schmidt. Trong cuốn sách “Grundzuge einer Lautlehre der Mon-Khmer Sprachen”, Wien: Alfred Holder xuất-bản, 1905, nơi trang 3; vị Tu-sĩ kiêm nhà Ngữ-học này cho biết mặc dầu ông có tìm ra vài yếu-tố dấu, giọng của Việt-ngữ xa lạ đối với nhóm Mon-Khmer, song ông vẫn cho rằng tiếng Việt, “không nghi ngờ gì nữa, phải được sắp xếp trong nhóm Mon-Khmer.”

Loại ngôn-ngữ này là ngôn-ngữ cổ xưa trong vùng Đông-Nam-Á. Người dân địa-phương sử-dụng Mon-Khmer từ thời tiền-sử, địa-bàn của nó đã lan tràn khắp vùng đất rộng lớn nằm giữa „n-Độ-Dương và Biển Đông.

Ngày nay tiếng Mon ở Diến-Điện, tiếng Khmer ở Cambodia, tiếng Jakun ở bán-đảo Mã-Lai, tiếng Việt, Mường và tiếng nói của một số dân thiểu-số trên bán-đảo Đông-Dương cùng thuộc gia-đình ngôn-ngữ này. Sau khi cuốn “Mon-Khmer Sprachen” đã kể ở trên được xuất-bản, Wilhelm Schmidt lại đưa ra thêm cuốn Die Mon-Khmer-Volker, ein Bindeglied zwischen Volkern Zentralasiens und Austronesiens, cho rằng “Các dân-tộc Mon-Khmer là gạch nối giữa các dân-tộc Trung-Á và Nam-Đảo,” (Braunschweig,1906.) Những công-trình khảo-cứu này được hầu hết các nhà ngữ-học công-nhận sau thế-chiến II.

Học-giả Anthony Reid đồng-ý với Schmidt đã phát-biểu rằng giọng nói (tones) của người Việt có vẻ như xuất-xứ từ tiếng Hoa, tiếng Tạng, nhưng số ít giọng biệt-lệ này chỉ mới xuất-hiện trong thời-gian gần đây mà thôi. Reid nói: “Việt-ngữ thuộc họ Nam-Á, liên-hệ với nhóm Mon-Khmer. Thời tiền-sử, nhóm ngôn-ngữ này đã có một địa-bàn còn rộng rãi hơn ngày nay nữa.” (Southeast Asia in the Age of Commerce 1540-1680, Volume One: The Lands Below the Winds, Yale University Press, 1988, trang 3.)

Sự lan-truyền của Mon-Khmer ngữ thật bao-la. Terry G. Jordan, Mona Domosh, Lester Rowntree xác-định rằng trước đây 5,000 năm, ngôn-ngữ vùng đất liền nằm giữa Bắc-Việt-Nam và Miến Điện đã được những cánh buồm và hàng-hải chuyên chở qua tận New Zealand, Easter island, Hawaii. and Madagascar. (The Human Mosaic, A Thematic introduction to Cultural Geography, 7th Edition, Terry G. Jordan, Mona Domosh, Lester Rowntree; Longman, New York, 1997, p. 178-179.)

Nhà ngôn-ngữ-học Paul Rivet cho rằng rằng tính chất hàng-hải của ngôn-ngữ Đông-Nam-Á, đã theo đường biển lan-truyền qua Nhật-Bản, Tasmania, Địa-trung-Hải, Phi-Châu, Mỹ-Châu. (Sumérien et Océanien, trong Collection linguistique, publiée par la Société de linguistique de Paris 24, Paris, 1929.) Theo Bernard Philippe Groslier, Mon-Khmer liên-hệ với cả hai họ ngôn-ngữ Nam-Á Austroasiatic lẫn Nam-Đảo Austronesian (The Art of Indochina, trang 27.)

Những tranh-luận về gốc gác ngôn-ngữ Việt trong Mon-Khmer tuy có thể còn tiếp-tục, nhưng xem ra sự chống-đối đang suy-giảm rõ rệt. Cho dù giả-thuyết ngôn-ngữ có nhiều, nhưng chưa có giả-thuyết nào cho rằng gốc gác tiếng nói dân ta đến từ các hải-đảo Melanesian nhỏ bé ngoài khơi.

Trong khi đó, các Biên-tập-viên của tổ-hợp Time-Life Books xác-nhận rằng: “Cho đến nay, quan-niệm đươc mọi người chấp-nhận một cách rộng rãi là sự di-dân đường biển đã do người Việt-Nam, Mã-Lai, Nam-Dương thưc-hiện. Những thủy-thủ “nước sâu” này đã vượt biển thật xa, tới tận bờ biển Phi-Châu một thế-kỷ TTL., thường-xuyên hải-thương với „n-Độ, Hồng-Hải, và ra các đảo Thái-Bình-Dương, mà ở đó họ lần lượt chiếm-cứ và định-cư lại.” (Southeast Asia: A Past Regained, Time-Life Books, Virginia, 1995, trang 66.)

Tóm lại sở dĩ Việt-ngữ cũng như Môn-Mên-ngữ được kể là cái gạch nối nhiều loại ngôn-ngữ khác như vậy chính nhờ vào đường chuyển-vận hàng-hải cổ-thời của dân ta.

Nguồn Gốc Dân-tộc qua chứng-tích ngôn-ngữ và Sự liên-tục của tiến-trình văn-hoá

Theo sự tin-tưởng của nhiều học-giả Việt-Nam, danh-tự “Việt” có nghiã là tiến lên, vượt trội lên… Tính kiên-quyết của dân ta vượt mọi khó khăn trở ngại biểu-lộ ngay từ trong những ngày đầu sinh-hoạt. Nhà địa-lý-học Carl Sauer đề-cao tinh-thần tiến-bộ của dân-cư giống Việt (Yủeh) vào giai-đoạn khởi-nguyên nền văn-hoá Hoà-Bình như sau: Một thế-giới mới đã thành hình, sự thay đổi môi-trường vật-lý địa-dư đã trở thành cơ-hội thuận-tiện tối-đa cho những dân thích phiêu-lưu và mong tiến-bộ… Người dân bỏ sự nhàn rỗi và nhờ trí óc tò mò để tìm thử-nghiệm, một cộng-đồng như vậy chỉ cần một thơì-gian ngắn để chuyển-tiếp từ ngư-nghiệp sang thẳng nông-nghiệp”. (Environnement and Culture During the Last Deglaciation, trong Proceedings of the American Philosophical Society Vol. 92, 1948: trang 65-77.)

Tiến-trình văn-hoá liên-tục của Đông-Nam-Á đã được các khoa-học-gia nghiên-cứu khá đầy đủ với những lập-luận vững chắc. Sự liên-tục này cũng chứng-minh rằng những dân gốc địa-phương vẫn liên-tục cư-ngụ và nắm giữ vai trò chính- yếu.

William Meacham mô-tả sự liên-tục trong tiến-trình sinh-hoạt văn-hoá của người Việt-Nam như sau: “… nền văn-minh Đồ Đá Hoà-Bình đã tiến-triển trong khoảng thời-gian 9,000- 5,600 năm TTL., sang Bắc-Sơn 8,300-5,900 năm TTL., liên-tục qua nhiều nền văn-minh; sau này tới thời Đồ Đồng của Phùng-Nguyên 3,000-1500 năm TTL., rồi Đông-Sơn 500 năm TTL., rõ ràng nhuốm mầu sắc hàng-hải.” (Origins and Development of the Yủeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia, viết tắt Origins and Development of the Yủeh, sưu-tập The Origins of Chinese Civilization, edited by David N. Keightley, London 1983: 147-175.)

Cũng theo các Biên-tập-viên của tổ-chức Time-Life Books: “Cuộc khảo-sát tại Non Nok Tha (năm 1965-1966) cho thấy việc luyện-kim rất cổ xưa và là kỹ-thuật bản-địa tại Đông-Nam-Á. Sau Non Nak Tha, nhiều cuộc khảo-cổ đã thực-hiện tại 30 địa-điểm khác nữa cho thấy có những nền văn-hoá đi trước Đông-Sơn. Chẳng hạn như tại Bắc Việt-Nam; nền văn-hoá Phùng-Nguyên với niên-đại 2,000 năm TTL. Văn-hoá Đông-Sơn như vậy, hiển-nhiên có gốc rễ tại chỗ đã ăn sâu vào đất nước quê-hương (Việt-Nam) với những làng xóm cổ xưa nhất trong vùng.” (Southeast Asia: A Past Regained, Time-Life Books, Virginia, 1995, trang 50-51.)

Văn-hoá Đông-Sơn đã được các giới khoa-học Việt-Nam xếp vào sinh-hoạt của thời-đại Hùng-Vương. Những nền văn-minh trước đó như Phùng-Nguyên, Hoà-Bình cũng thuộc dòng văn-hoá chung của dân-tộc. Dân-cư Phùng-Nguyên năm ngàn năm trước và dân-cư Hoà-Bình mười ngàn năm trước, hẳn nhiên xứng-đáng được coi như “trực-thuộc vào rễ cái” của dân-tộc chúng ta.

Nhân-chủng và sinh-ngữ của một dân-tộc là hai yếu-tố có thể đến từ hai nguồn-gốc khác nhau. Tuy vậy ở xứ ta, hai yếu-tố này đã hiện-hữu song-hành từ rất lâu đời. Nếu các kết-quả khảo-cứu về hàng-hải được kể ra trong tập tài-liệu này là đúng, dân ta đã khởi nguyên, đã phát-triển và đã sinh-hoạt liên-tục quanh khu-vực Biển Đông từ thời Băng Đá. Nhờ may mắn không có tai-nạn diệt-chủng, những căn-bản ngôn-ngữ của tiền-nhân từ năm mười ngàn năm xưa vẫn còn hiện-hữu một cách trực-tiếp hay gián-tiếp cho đến bây giờ.

Thật rõ ràng, ngôn-ngữ Việt không có gốc rễ từ hải-đảo, cũng không khởi-nguyên từ Hoa-ngữ. Nhà Dân-tộc Ngôn-ngữ-học Nguyễn-bạt-Tuỵ đã từng kêu gọi: Ngữ ta thuộc hệ-thống ầu (tức Mon-Khơme) với một hệ-thống phụ-âm đầu đặc-biệt mà người Trung-Hoa (kể cả người “Việt” Hoa-Nam) không có, vậy ta phải tôn-trọng tinh-thần xuôi ý của ta mà không ăn nói như người Hán.

Suy rộng ra, nguồn-gốc dân-tộc và ngôn-ngữ của ta có tính-chất bản-địa Đông-Nam-Á. Những hoạt-động hàng-hải đã mang những “mảnh vụn” sinh-hoạt văn-hoá, trong đó có ảnh-hưởng của ngôn-ngữ từ lục-địa đi ra những vùng rất xa, rất rộng ngang qua mặt đại-dương.

Xuôi ý đúng là cách sinh-hoạt của người đi thuyền, không phải dân cưỡi ngựa hay dùng xe.

Biển Đông không chia cắt mà còn nối các dân-tộc quanh vùng với nhau

Các chủng tộc sống trong vùng Đông-Nam-Á lúc xưa rất gần gũi nhau. Biển Đông không ngăn-cách họ xa nhau như người ta vẫn tưởng-tượng xưa nay. Biển Đông đã nối kết họ lại với nhau qua đường hàng-hải. Lý-luận “biển cả – hành-lang giao-tiếp” tương-tự như vậy đã được Thor Hayerdahl trình-bày rất cặn kẽ trong cuốn sách “Early Man and the Ocean”, (xuất bản tại New York, 1979.)

Thời chiến-tranh Quốc-Cộng vào thập-niên 1960, một số người Phi-Luật-Tân phục-vụ ngành Tâm-lý-chiến ở Việt-Nam đã bất ngờ khám-phá ra một sự kỳ-thú về ngôn-ngữ. Họ có thể nói chuyện bằng thổ-ngữ của Phi với một số đồng-bào Thượng của ta ở cao-nguyên Trung-phần không cần thông-ngôn.

Càng ngày ánh sáng văn-minh càng rọi vào những vùng u-tối của suy-luận. Rất nhiều nhà nghiên-cứu hiện-đại đã thấy rằng người Việt-Nam rất gần với những người dân thiểu-số trên cao-nguyên. Sinh-hoạt của dân-tộc ta cũng không xa xôi gì với các dân-tộc láng giềng Đông-Nam-Á. Khi nói “đồng-bào thiểu-số” trên một căn-bản giới-hạn về nhân-chủng nào đó, ta nhận rằng họ đúng là đồng-bào với ta.

Bản-chất nguyên-thủy của chúng ta không phải “„n-Độ / Chi-Na” như tên người Tây-phương đã đặt cho bán-đảo chúng ta cư-ngụ. Chủng Việt không những quá xa-lạ với Aryan „n-độ và cũng quá khác-biệt với Hoa-chủng phương Bắc. Những dị-biệt về nhân-hình giữa ta và Tàu cùng những tương-đồng giữa ta với các dân hải-đảo thuộc chủng Mã-Lai Nam-Á đã được chứng-minh rõ ràng qua những chi-tiết về chỉ-số sọ, máu, chiều cao, mầu da, tóc v.v… Sau khi đọc qua những bản báo-cáo đặc-tính nhân-hình kèm theo đầy đủ các bảng thống-kê, xem đến những tập-tục, huyền-thoại … của các giống dân Đông-Nam-Á, không một người Viêt-Nam nào còn dám nhận mình là Tàu nữa. Hai tập tài-liệu sau đây trình-bày đầy đủ về những yếu tố nhân-hình và tập-tục khác-biệt này:

– Nguyễn-khắc-Ngữ, Nguồn Gốc Dân-tộc Việt-Nam, xuất-bản ở Montréal năm 1985.

– Bình-Nguyên-Lộc, Nguồn gốc Mã-Lai của Dân-tộc Việt-Nam, Bách Bộc Sài-gòn xuất-bản, 1971.

Gốc, rễ và Một giả-thuyết có giới-hạn

Quan-sát một cái cây, ta thấy gốc của nó toả ra nhiều rễ. Nhựa nuôi cây hút từ rễ qua gốc. Trong cái “cây” Việt-Nam, chúng tôi nhận rằng có nhiều “rễ” lớn nhỏ quây chung quanh cái “gốc” chủng-tộc. Rễ “bản-địa” mang nhiều chất dinh-dưỡng, bâm sâu nhất xuống lòng đất, rất xứng đáng được coi như rễ cái vậy.

Truyền-thuyết dân-tộc và “Ranh giới Hồng-Lạc với 4,5 ngàn năm văn-hiến” nên được để nguyên trong vòng huyền-thoại thiêng-liêng. — đây, chúng tôi mời gọi mọi người đi lùi xa thêm vào dĩ-vãng để khảo-sát thêm những cái rễ của dân ta theo với những kiến-thức hiện-đại .

Hãy tưởng-tượng trên cả vùng đất duyên-hải nằm phía Đông và Đông-Nam Á-Châu, cách xa chân núi Himalaya vào thời Đồ Đá một nhóm dân-cư nhờ hoàn-cảnh đặc-biệt địa-dư, khởi sự góp nhặt sò, hến, ốc, rong biển cạnh duyên-hải. Rồi băng đá tại hai cực và đỉnh các núi cao tan dần. Nước Biển Đông dâng lên đã mang đến không biết là bao nhiêu thay đổi ảnh-hưởng mạnh mẽ đến sinh-hoạt con người.

Các từ “Bản-Địa” hay “Tại Chỗ” trong giả-thuyết gốc rễ dân Việt mà chúng tôi đưa ra khởi-sự từ giai-đoạn này, ít nhất cũng đã trên mười ngàn năm trước đây.

Khi viết sách “Nghệ-thuật Đông-Dương”, Philippe Groslier cũng nghiên-cứu cả địa-hình và thấy rằng bán-đảo này bị thiên-nhiên chia cắt ra khỏi lục-địa Á-Châu. Tuy vậy, nhờ mở được con đường ra ngoài biển, dân-cư Đông-Dương đã đóng vai trò quan-trọng trong vùng Đông-Nam-Á. Cho dù Java có thể là nơi con người xuất-hiện trước hết, Đông-Dương luôn luôn là cái kho chứa nhân-lực mà từ đó gửi đi khai-hoá khắp vùng Đông-Nam-Á. (The Art of Indochina, Bernard Philippe Groslier, trang 39.)

Vì đặc-điểm địa-hình bị núi non chia cắt như vậy nên dân-cư quanh khu-vực Biển Đông chỉ có đường biển đi ra mà ít có đường cho người ngoài đi vào. Sự cô-lập giúp cho các thổ-dân Đông-Nam-Á gìn giữ được bản-chất nguyên-thủy của họ. Cho dù có di-dân, những người mới đến cũng là những dân hàng-hải như họ. Dân mới, dân cũ nhờ sự tương-đồng, đã hoà-nhập với nhau trong mọi sinh-hoạt. Những dân đi biển theo bản-chất, thường dễ dàng thông-cảm, giúp đỡ nhau.

Ronald Provencher chứng minh rằng một số dân Đông-Nam-Á ngày nay là một giống người đã tiến-hoá tại chỗ. Ông cho rằng những liên-hệ (mật-thiết) về chủng-tộc, ngôn-ngữ và văn-hoá của các dân-tộc trong vùng không thể nào giải-thích một cách thỏa-đáng được với những quan-niệm dản-dị (và sai lầm) là di-dân từ ngoài đi vào. (Mainland Southeast Asia: A Anthropological Perspective, Ronald Provencher, Goodyear Publishing Company, California 4/ 1975, trang 17.)

Sự chính-xác của giả-thuyết chỉ tương-đối và chỉ kèm theo một vài sự nới lỏng về không-gian và thời-gian. Chữ bản-địa được dùng trong giả-thuyết này không chỉ giới-hạn trong lãnh-thổ Bắc Việt và bắc Trung-Việt ngày nay mà được nới rộng ra vùng Biển Đông và cả địa-bàn rộng rãi của Đông-Nam-Á thời tiền-sử. Còn thời-gian cũng không giới-hạn trong một giai-đoạn ngắn ngủi. Rễ cái dân-tộc khởi-sự “mọc ra” vào cuối thời Băng Đá. Rễ cái dân-tộc vẫn tiếp-tục mọc sâu, mang sắc-thái đặc-trưng của Việt-Nam vào thời văn-minh Đông-Sơn

Còn nếu nói loài người phát-sinh từ một điểm gốc ở đâu đó (rất có thể là Phi-Châu) rồi mới tỏa ra đi khắp mặt địa-cầu thì làm sao có người bản-địa Việt-Nam theo đúng nghĩa tuyệt-đối cho được!

Sự sụp đổ của các giả-thuyết nhân-chủng

Tất các giả-thuyết về nhân-chủng Việt-Nam đều sẽ sụp đổ, kế cả giả-thuyết này của chúng tôi.

Theo với thời-gian, giả-thuyết mới hôm nay rồi cũng hoá ra cũ ngày mai. Nhờ phương-pháp khoa-học, những công cuộc khai-quật, ngành khảo-cổ-học sẽ tìm ra nhiều kiến-thức mới và thời-gian tiếp-tục chôn vùi vào dĩ-vãng các giả-thuyết cũ.

Thuyết “bản-địa” sẽ có thể bị “sa lầy”, nhưng chúng tôi hy-vọng kiến-thức này là viên đá lót đường qua bãi lầy nghiên-cứu chủng Việt về sau.

Thời-gian sẽ mang lại quyết-định chung-thẩm. Còn nghiên-cứu là còn hy-vọng tìm ra chủng gốc Việt-Nam. Trung-tả M. Abadie, tác-giả quyển “Những chủng-tộc ở Thượng-du Bắc-Việt” đã viết rằng: Trong cuộc hợp-chủng nào, sau hàng ngàn năm, các chủng gốc cũng xuất-hiện trở lại, chớ không mất bao giờ. (NGDTVN trang 736.)

Cho dù sẽ có thêm thuyết “người Việt di-cư” từ đâu tới, phương-tiện di-dân đường biển cũng nên được lưu-tâm duyệt xét…

Sinh-hoạt khi nước Biển Đông bắt đầu dâng lên

William Meacham đã cho rằng vào thời Băng-Đá, tức hơn một chục ngàn năm trước đây đã có dân-cư sinh sống dọc bờ Đông-Á. Dân này là tiền-nhân giống Việt sau này.

Khi nước biển dâng cao, bờ biển từ hàng trăm dậm Anh ngoài khơi, rút gần về vị-trí như hiện nay. Sự gia-tăng mật-độ dân-số tạo nên nhiều dịp trao-đổi tư-tưởng, cải-tiến kỹ-thuật. và một nền văn-minh hàng-hải đã phát-triển. Thuyền đi ven biển đầu tiên có lẽ là loại bè tre, xuất-hiện khoảng 10,000 năm TTL. Liên-tục qua nhiều nền văn-minh, tới Phùng-Nguyên 3,000-1500 năm TTL., rồi Đông-Sơn 500 năm TTL., rõ ràng sinh-hoạt của người Việt nhuốm mầu sắc hàng-hải. (Bài “Origins and Development of the Yủeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia,” William Meacham trong The Origins of Chinese Civilization, edited by David N. Keightley, London 1983, trang 147-175.)

Theo Sumet Jumsai, tại Á-Châu vào khoảng 16,000 năm trước đây, khi mực nước biển dâng lên nhanh thì những cư-dân sinh-sống tại vùng duyên-hải Đông-Á phải dồn về những vùng đất cao hơn. Họ di-chuyển ngược theo các dòng sông. Một số lớn di-chuyển nhiều về khu-vực phía Bắc vùng rộng lớn Sundaland. (Naga, trang 4.) Khu-vực châu-thổ Sông Hồng, Sông Mã có lẽ đã hội-tụ nhiều yếu-tố thuận-tiện nhất cho sự phát-triển ở Đông-Nam-Á, ngay từ những ngày xa xưa đó!

Trong sách “Les Paysans du delta tonkinois”, xuất-bản tại Paris 1936, Pierre Gourou biểu-lộ ý-tưởng rằng những đặc-điểm của nền văn-minh vùng châu-thổ Sông Hồng, Bắc Việt-Nam chứng-minh cho một nền văn-minh được phát-sinh và tiến-triển tại chỗ.

Còn theo Ông Cao Thế Dung: Dòng Lạc-Việt ở Văn-Lang không phải di cư từ phương Bắc mà là giống dân tuy cùng dòng Bách-Việt nhưng đã có mặt ở Bắc-Việt hiện nay rất sớm. (Tự hào là người Việt-Nam qua chứng liệu văn hoá lịch sử, Florida, 1989, trang 5.)

Trong những chi-tộc vùng Đông-Nam-Á, người Việt-Nam không những luôn luôn là giống dân đồng nhất mà lại còn đông đảo nhất. Qua suốt mấy ngàn năm qua, mật-độ dân-số tại Miền Bắc khai-nguyên của dân ta cũng cao hơn tất cả những nơi khác trong vùng.

Một hình-thái quốc-gia nào đó của dân Việt-Nam ở lưu-vực Hồng-Hà nếu đã thành-hình cách nay 5, thiên-kỷ cũng là chuyện dĩ-nhiên, có lẽ không làm các nhà khảo-cổ ngạc-nhiên cho lắm!

Hình 3 – Khi nước biển dâng lên vào cuối thời Băng Đá, Di-dân theo dòng sông chạy vào đất liền. Nhóm số 1 sau này tiến-triển mạnh nhất (Naga, trang 4)

Huyền-thoại, chỉ dấu về giống dân bản-địa

Phải có dân, rồi mới có nước. Huyền-thoại dân ta chứng-minh sự hiện-diện của dân bản-địa trước khi dựng nước. Xin hãy đọc những dòng chữ đầu tiên về Họ Hồng-Bàng trong sách Việt-Nam Sử-Lược của Trần-Trọng-Kim:

“Cứ theo tục-truyền thì vua Đế-Minh là cháu ba đời của vua Thần-Nông, đi tuần-thú phương Nam đến núi Ngũ-Lĩnh gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế-Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế-Nghi làm vua phương Bắc và phong cho Lộc-Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh-Dương-Vương, quốc-hiệu là Xích-Quỷ…

Kinh-Dương-Vương làm vua nước Xích-Quỷ vào quãng năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) và lấy con gái Động-đình-Quân là Long-Nữ đẻ ra Sùng-Lãm nối ngôi làm vua, xưng là Lạc-Long-Quân.

Lạc-Long-Quân lấy con gái vua Đế-Lai tên là Âu-Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai …” (Việt-Nam Sử-Lược, trang 11-12.)

Theo ông Đỗ-trọng-Huề thì những thần-thoại ấy tuy có tính-cách hoang-đường… nhưng đầy ý-nghĩa tượng-trưng (Hương Trà, Đỗ-trọng-Huề, Nhà Xuất-bản Hoa-Lư, Sài-Gòn 1968, trang 119.) Đứng trên các quan-điểm khác nhau đã có nhiều công-trình nghiên-cứu sâu xa, đôi khi đưa đến tranh-luận gay gắt về ý-nghĩa của đoạn tục-truyền này. — đây chúng tôi chỉ xin bàn về tính-cách bản-địa của dân-cư Việt trước thời lập-quốc với một quan-niệm mới có tính-cách dùng khoa-học rọi ánh-sáng vào huyền-thoại.

Phần lớn ý-kiến sau đây phỏng theo tài-liệu của sử-gia Trần-Quốc-Vượng (Trong Cõi, trang 54-55), chúng tôi xin phép để phụ thêm vài chi-tiết cập-nhật-hoá như sau:

-Đã có dân-cư sinh sống trên đất nước ta vào trước thời vua Hùng-Vương thứ nhất. Chỉ vì đồng-bào ta lập-nghiệp đông-đảo ở “phương Nam” nên vua cha Đế-Minh mới đi tuần-thú (như kiểu “xem dân cho biết sự tình”.) Vua Hùng đầu tiên tức Kinh-Dương-Vương (hiệu Lục-Dục-Vương) lên ngôi vua năm 2879 TTL., cách nay gần 4900 năm.) Nguồn gốc dân ta rõ ràng có tính-chất bản-địa. Theo chứng-luận ngày nay về khảo-cổ, chúng ta có thể nói là người Việt đã xuất-hiện từ nhiều thiên-niên-kỷ trước thời-đại vua Hùng dựng nước.

-Vua Đế-Minh là cháu ba đời vua Thần-Nông. Chi-tiết này hợp cùng với tên Lộc-Tục cho ta hai danh-từ riêng chỉ tên tuổi theo cách-thức của người Việt phương Nam. Nói rõ hơn, các vua Hùng đều là dân bản-địa với tên gọi đặc-biệt “phi Hán”.

Những điểm sau đây xin được nêu lên để làm sáng tỏ vấn đề:

1- Ngườì Trung-Hoa không gọi vua Thần-Nông mà theo căn-bản ngôn-ngữ của họ thì Nông-Thần, Nông-Thần-Vương hay Nông-thần Hoàng-Đế v.v…mới đúng. Danh-từ Thần Nông hay Ông Thần Nghề Nông đúng là theo sát với tinh-thần “xuôi ý” trong ngôn-ngữ Việt-Nam. Nhận-xét “xuôi ý” này của riêng ngôn-ngữ ta đã được các ông Nguyễn-bạt-Tuỵ và Kim-Định cùng một số học-giả Việt-Nam khác nêu ra trong hai ba thập-niên vừa qua.

2- Theo đúng truyền-thuyết của người Tàu, Vua Thần-Nông không có vẻ gì là người Trung-Nguyên. Ông họ Khương, khi chết mộ chôn ở gò đất Thương-Ngô, Trường-Sa; đất ấy trước đời Tần – Hán là đất đai Bách Việt, không phải đất Hoa-Hạ.

3- Vị-trí sao Thần-Nông trên bầu trời phương Nam. Ca-dao nông-nghiệp Việt-Nam cũng thường nói đến sao này. Cũng vậy tên mẹ Kinh-Dương-Vương là Vụ Nữ hay Vụ Tiên Nữ cũng là tên một chùm sao ngay trên đỉnh bầu trời Bắc Việt Nam. Eberhard, Wolfram đã chứng minh tỉ mỉ trong sách “The Local Cultures of South and East China” là Thần-Nông vốn không có gốc Trung-Hoa, đó là một thần-linh nông-nghiệp có nguồn gốc từ văn-hoá ruộng nước phương Nam.

4- Lộc Tục là một cái tên Việt cổ hiếm hoi may mắn còn sót lại trong tâm-thức Việt-Nam và được huyền-tích bao bọc bảo tồn.

Tuy tên Kinh-Dương-Vương là một danh-hiệu Hán-Việt nhưng đất Kinh-Dương cũng như hồ Động Đình và Ngũ-Lĩnh vốn không phải đất Trung-Hoa vào thời ấy. Thần Nông là Thần-linh nông-nghiệp của Việt-tộc, đã bị nhập nhằng nhận là của Tàu. Cách nay 5,000 năm, trong khi đất cổ Việt đã đi vào văn-minh ruộng nước thì sinh-hoạt của người Trung-Hoa còn mang mầu-sắc du-mục nặng về săn bắn,.

Sự hiện-hữu của vua Đế-Minh luôn luôn là một câu hỏi. Nếu ông đúng là ông vua Trung-Hoa và là cha của vua Hùng Việt-Nam thì sử nào ghi điều đó?

Dù thế nào chăng nữa, sau khi có con là Đế Nghi, Ông Đế-Minh đã lấy thêm vợ nữa là Bà Tiên ở Ngũ-Lĩnh. Có lẽ cuộc tình-duyên của Ông Bà cũng ngắn ngủi. Con của họ là Kinh-Dương-Vương không sống với cha, mà ở với mẹ tại quê mẹ. Vị vua này là người miền Nam và theo chế-độ mẫu-hệ thời đó, ông không thể là Sở (vùng biên-địa) cũng không phải Tàu (vùng Hoàng-Hà, sông Vị) mà là người địa-phương. Hơn nữa, tính cách thổ-dân hay bản-địa của Kinh-Dương-Vương biểu-lộ chính-xác nhất qua cái tên hoàn-toàn địa-phương cổ Việt là Lộc-Tục.

Tập-tục địa-phương của dân ĐNÁ thời cổ

Trong cuốn “Nguồn-gốc dân-tộc Việt-Nam”, Giáo-sư Nguyễn-khắc-Ngữ đã cho biết một số tài-liệu quý-giá về tâp-tục Lạc-Việt hồi xưa. Sau đây là một vài đoạn trích-dẫn:

a – Chế-độ Mẫu-hệ.

Mẫu-hệ là một chế-độ gia-đình bản-địa của Đông-Nam-Á, cũng như ở các sắc dân Malayo-Polynesian. Ông Ngữ bàn đến truyện các vua Hùng đầu tiên như sau:

-Mẫu-cư. Ông vua Hùng đầu tiên là Kinh-Dương-Vương, khi nhỏ sống với mẹ ở Ngũ-Lĩnh, sau lấy con gái Long-Vương ở hồ Động-Đình và ở nhà vợ dưới Thủy-phủ. Cũng vì đặc-tính mẫu-cư này, con ông là Lạc-Long-Quân cũng ở nhà mẹ dưới Thủy-phủ.

Mấy ngàn năm sau tiếp theo đời Lạc-Long-Quân sang đến đời các nhà Thục, nhà Triệu; tục này vẫn còn giữ. Trọng-Thủy sau khi lấy Mỵ-Châu, đã ở nhà vợ vì thế mới có cơ-hội cho Trọng-Thủy ăn cắp lẫy nỏ thần.

-Mẫu thống. Lạc-Long-Quân là con Kinh-Dương-Vương (em Đế-Nghi) cũng là em chú bác với Đế-Lai (con Đế-Nghi.) Âu-Cơ là con gái Đế-Lai, phải gọi Lạc-Long-Quân là chú. Nếu tính theo phụ-hệ thì Lạc-Long-Quân không thể lấy Âu-Cơ được. Nhiều người cho rằng chú cháu lấy nhau là loạn-luân bởi họ quên hẳn “mẫu thống” là tập-tục địa-phương hồi đó. Lạc-Long-Quân nhận mình không còn đồng-tộc với Âu-Cơ hay Đế-Lai nữa nên đã lấy Âu-Cơ làm vợ.

-Mẫu-tộc. Lạc-Long-Quân không những chẳng nhận mình thuộc dòng họ Đế, lại chẳng nhận mình giống cha.

Khi chia tay với Âu-Cơ, Lạc-Long-Quân đã nói:”Ta là nòi Rồng”. Rõ ràng ông Vua Hùng thứ hai này đã nhận mình thuộc dòng giống Thủy-tộc, tức là họ nhà mẹ (Long-Nữ)

B-Tục cướp vợ.

Trong truyền-thuyết họ Hồng-Bàng trên, ta thấy dù Âu-Cơ đã vui lòng theo Lạc-Long-Quân, ông Vua này cũng phải đem dấu Âu-Cơ trong Long-Đài-Nham và hoá phép thành yêu-tinh, quỷ-sứ, rồng rắn, hổ voi để chống lại bọn đi tìm.

Cũng như dân các hải-đảo Miền Nam ngày nay còn lưu giữ, người Việt thời Hùng-Vương theo tục cướp vợ. Tuy có tổ-chức đám cưới nhưng hai gia-đình lại làm cuộc lễ dưới hình-thúc cuộc cướp vợ. Họ nhà trai mang giáo mác, cung tên đến nhà gái, bắt cô dâu mang đi. Sau đó nhà gái cũng mang khí-giới, reo hò giả vờ đuổi theo .

Truyện cướp vợ của Lạc-Long-Quân là tập-tục dân Lạc-Việt hồi đó, rõ ràng không ảnh-hưởng tí Tàu nào cả.

Chúng tôi đồng-ý với ông Nguyễn-Khắc-Ngữ về những dẫn-chứng của ông dùng chứng-minh rất xác-đáng cho sự tương-đồng tập-tục giữa ngườì Việt và ngườì Melanesian, tuy-nhiên chúng tôi giữ lập-trường khác ông là những tập-tục đó đã khởi-nguyên từ đất liền Đông-Nam-Á (trong đó có Việt-Nam) thời Đồ Đá xa xưa, trước khi những tập-tục đó ảnh-hưởng ra ngoài hải-đảo.

c – Các đặc-điểm khác.

Ngoài ra, truyền-thuyết họ Hồng-Bàng còn cho chúng ta biết khá nhiều về những đặc-điểm của dân ta hồi đó như:

Căt tóc ngắn Xâm mình, vẽ chàm Ăn trầu

Ăn cơm gạo Đóng khố, mặc váy Ăn hải-sản

Làm nhà sàn Làm rẫy Lấy vỏ cây làm vải Thổi cơm bằng ống tre

Làm nghề chài lưới

Thích sinh-hoạt cạnh sông hồ, biển cả…

Toàn là những tục-lệ địa-phương thuộc vùng Đông-Nam-Á, dị-biệt hoàn-toàn với tình-trạng sinh-hoạt của Trung-Nguyên vào thời đó.

Qua nhiều lý-do như vậy, chúng ta thấy các vua đầu tiên của nước Văn-Lang đúng là có nguồn gốc bản-địa. Chỉ khi nào người ta cảm-nhận tình quê, đất nước, tổ-tiên thì người ta mới giữ gìn tập-tục. Vua Hùng là dân bản-địa, không phải người ngoại-lai. Nhà vua cũng giống như những di-dân Á-Đông ngày nay, dù có bị bắt buộc phải sống lưu-lạc ở xứ người nhưng cứ giữ tập-tục quê-hương.

Dân ta bị ngoại-bang đô-hộ một ngàn năm, ảnh-hưởng đồng-hoá văn-hoá Trung-Hoa rất mạnh. Vậy mà người Việt vẫn bảo-tồn tập-tục riêng, Cái rễ dân-tộc phải sâu, phải già đến năm mười ngàn năm trước đó mới có đủ sinh-lực giữ cho cái cây Việt sinh-tồn được đến ngày nay.

Hãy quên đi ý-nghĩ nguồn gốc từ Tàu phương Bắc

Ông Bình-Nguyên-Lộc đã viết rằng: “Càng chứng-minh được rằng Việt không là Trung-Hoa, thì sự chứng-minh Việt là Mã Lai càng được củng cố hơn lên (NGMLCDTVN, trang 213.) Mệnh-đề “Việt là Mã-Lai” mà tác-giẩ “Nguồn gốc Mã Lai của Dân tộc Mã Lai” đã dùng trong trường-hợp này, có thể hiểu được là Việt có nguồn gốc chung Đông-Nam-Á hay Việt có nguồn gốc tại chỗ (mà không phải là Tàu!).

Ta không phải là Tàu

Có một ông Tàu, bà Tàu chính-cống nào mà lại nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, đóng khố hay mặc váy, đi thuyền, tham-dự hội nước, đối đáp nam nữ vv… không?

Thế mà trước kia, một số nhỏ nhà nho Việt-Nam say mê ảnh-hưởng Trung-Hoa, cho rằng những truyền-thuyết dân-tộc nói lên nguồn gốc phương Bắc của người mình. Qua chiếc lăng-kính Hán-học và cái mãnh-lực kinh-khủng của số lượng kinh sách khổng-lồ Trung-quốc, trước đây ít nhiều người đã có những cái nhìn sai lạc về hình-ảnh trung-thực của những ngày đầu lập-quốc. Sự diễn-dịch kiểu “bảo-hoàng hơn Vua”, “Tàu hơn cả Tàu” như vậy không thể nào hợp-lý được.

Phải làm sao thực-hành được như lời của Dr. Nyi Nyi, một thời là Phụ-tá Bộ-trưởng Giáo-Dục Miến-Điện: “Cái gì cũng nói là nguồn-gốc „n-Độ, cái gì cũng nói là nguồn gốc Trung-Hoa. Chúng tôi đang phải vứt bỏ tất cả những điều vớ vẩn như vậy khỏi các sách sử của chúng tôi”.

Có thể là chính ông Nyi Nyi này lại đang mặc váy longyi là một danh-từ „n-độ và đang khoác trên mình chiếc áo ba túi với cái nút áo đúng kiểu Trung-Hoa (National Geographic, Vol.139, No.3, March 1971, trang 304.) Thật buồn nếu số phận các dân nhược-tiểu là như vậy, nhưng muốn cho quốc-gia tiến-bộ thì nguồn gốc của dân-tộc phải hiểu sao cho được đúng đắn. Thời-đại khoa-học ngày nay chứng-minh Miến đi từ Miến, cũng như Việt đúng là có nguồn gốc Việt, không có tí „n hay tí Tàu nào trong đó cả.

Chỉ cần bỏ ra một chút thời-giờ để suy-luận, chúng ta nhận biết rõ ràng dân-tộc Việt-Nam là thuần-tuý. Đặc-biệt truyền-thống “nước” đã cho người Việt-Nam một chỗ đứng độc-lập riêng rẽ.

Việt là Việt

Kể từ một vài thế-kỷ trước Công-nguyên, văn-hoá Trung-Hoa đã ảnh-hưởng nhiều đến dân-cư vùng Đông-Nam-Á nhưng không phải vì thế mà nghĩ rằng Tàu là cha đẻ của dân vùng này.

Dr. Paul K. Benedict khi bàn về văn-hoá cổ-thời đã phát-biểu một câu chí-lý “… there were many other cultural exchanges between the Chinese and the early inhabitants of Southeast Asia, -with the Chinese as the recipients rather than the donors” (cũng báo National Geographic kể trên, trang 306.) Ý-tưởng “Tàu chỉ thừa-hưởng, không có ban-phát gì hết” cũng đúng cho cả vấn-đề tranh-luận về nguồn-gốc chủng-tộc. Nói nôm na: “Tàu quá trẻ để làm cha đẻ ra các chủng-tộc Đông-Nam-Á.”

Theo các nhà nhân-chủng học, tổ-tiên các dân-tộc Đông-Nam-Á đã xuất-hiện từ lâu. Trước đây 60,000 năm, phương-tiện vượt biển của họ đã đủ khả năng để đưa các “thuyền-nhân” sang sinh sống tại Úc-Châu. (East of Wallace’s line: issue and Problems in the Colonisation of the Australians, Jones, R., in The Human Revolution: Behavioural and Biological Perspectives on the Origins of Modern Humans, ed. P. Mellars and C. B. Stringer, Edinburgh University Press, 1989, pp. 743-782.),

Trong khi những người bản-địa như Việt đã sinh sống ở vùng Đông-Nam Á-Châu ngay từ thời Băng-Đá thì ở vùng Hoa-Bắc, mãi sau này người Tàu mới xuất-hiện. Họ đến đó không sớm lắm, chỉ chừng 4,000 năm qua mà thôi. Còn Sử-ký của Tàu, nói cho xác-thực, chắc phải muộn hơn nữa. Sử-gia Ray Huang xác-nhận thời-gian gọi là “hữu-sử” đó khởi-sự khoảng năm 1600 TTL. Nguyên-văn như sau: “As things stand today, the first page of Chinese history that has archaeological backing bears the relatively late date of 1600 B.C. at the founding of the Shang dynasty…” (China: A Macrohistory, Ray Huang, New York, 1988, trang 6.)

Thời-gian lại cũng quá muộn màng cho họ khi vượt được Dương-Tử-Giang để tiến về Hoa-Nam. Giống dân hiếu-chiến này ra sức tàn-phá, giết chóc, tiêu-diệt văn-hoá bản-xứ. Có lẽ họ đã thành-công một số mưu-đồ xấu xa. Thế nhưng trong mục-tiêu chót là diệt-chủng dân (Lạc-)Việt thì người Hán đã thất-bại và nước Việt vẫn còn tồn tại đến bây giờ.

Nếu như lịch-sử đổi dòng, chẳng có thiên-tai “Đại-Hán”, nguồn văn-minh Hoà-Bình Đông-Sơn vẫn tiếp-tục chảy xuôi, không có ngàn năm bị trị và đời sống dân ta đã muôn phần tốt đẹp hơn. Bản-năng bảo-tồn nòi-giống của dân Việt chứng-minh giả-thuyết về “rễ cái bản-địa” vậy!

Chứng-tích Khảo-cổ

Có lẽ những chứng-cớ quan-trọng nhất về sinh-hoạt của dân trong thời hậu Băng-Đá tại vùng duyên-hải phía Đông Á-Châu đã bị đại-dương chôn vùi dưới đáy nước sâu của Biển Đông từ hàng chục ngàn năm qua, (Vietnam, World Bibliographical Series, Vol 147 — David G. Marr, CLIO Press, England, 1992, p xvi.) Tuy vậy, những dấu-tích còn lại của tiền-nhân chúng ta trên lãnh-thổ hiện nay cũng đã đủ để chứng-minh rằng giống Việt là một chủng-tộc rất xưa cũ, đồng-thời cũng là chủng-tộc tiền-tiến trong các hoạt-động hàng-hải. Thời-gian này tính ra nhiều ngàn năm trước khi người dân Trung-Nguyên đầu tiên phát-xuất từ Trung-Á, di-chuyển qua lập-nghiệp cạnh sông Hoàng-Hà.

Trong thập-niên 1920, Trung-tâm Văn-Hoá Hoà-Bình được cô Madeleine Colani, một nhà thảo-mộc-học, sau náy trở thành nhà khảo-cổ người Pháp danh tiếng tìm ra… (Wilhelm G. Solheim, ‘New Light on a Forgotten Past,” National Geographic Magazine, March 1971, trang 333.) Tài-liệu báo-cáo của cô về văn-minh Hoà-Bình cho đến nay vẫn được coi là rất có giá-trị như sau:

-1927, L’ age de la pierre dans la province de Hoa Binh (Tonkin.) MSGi 14, fascicle i.

-1928, Notice sur le prehistoire du Tonkin: station de Cho Ganh, atelier. BSGi 17, fascicle 23-37.

-1929, Quelques stations hoabinhiennes: note preliminaire. BEFEO 29:261-72.

-1930, Recherches sur le prehistorique Indochinoises. BEFEO 30: 299-422.

-1935, Megalithes du Haut-Laos. 2 volumes. Publications de l’école francaise d’Extreme-Orient nos. 25, 26.

-1940, Emploi de la pierre en des temps reculés: Annam – Indonesie – Assam. Publication des Amis du Vieux Hue, Hanoi: imprimerie d’Extreme-Orient.

Trong khoảng ba chục năm trở lại đây, khoa Khảo-cổ cung-cấp thêm nhiều tài-liệu mới lạ. Những kiến-thức cận-đại về cổ-sử có thể làm những người sống trước đây một vài thế-hệ giật mình, tưởng như truyện giả-tưởng. Nguồn gốc dân-tộc Việt đáng được kể là rất cổ và văn-hoá ta phát-sinh ngay tại địa-phương nơi vùng đất quê-hương của ta:

-Văn-minh Hoà-Bình đã khởi-nguyên trên đất nước ta hồi mười lăm, mười sáu ngàn năm trước đây

-Đà tiến-triển văn-minh của dân ta được giữ liên-tục, không ngừng nghỉ; đi từ Bắc-Sơn, Hoà-Bình chuyển tiếp qua Đồng Dậu, Phùng-Nguyên, cuối cùng rực sáng ở Đông-Sơn. Có chỉ-dấu cho thấy văn-minh Ngưỡng-Thiều, Long-Sơn Trung-Hoa và Đài-Loan do văn-minh Miền Nam khai sáng.

-Tính-chất văn-minh nặng phần hàng-hải và ruộng nước.

Solheim tìm ra rằng ngay từ thời Đồ Đá, ảnh-hưởng Hoà-Bình đã tới Úc. Lúa gạo xuất-hiện ở Đông-Nam-Á trễ nhất là 3,500 năm TTL.Kỹ-thuật Đồ Đồng khởi-sự trước Trung-Hoa cả ngàn năm, cũng trước cả „n-Độ và Lưỡng-hà-Địa. Đường biển trở thành hệ-thống chuyển-vận viễn-duyên, người Việt từ Đông-Sơn đi đi lại lại khắp vùng Đông-Nam-Á .

Carl Sauer cho rằng dân bản-địa Đông-Nam-Á đáng ghi (??) những công-lao to lớn. Họ đã làm một bước đi quyết-định cho loài người trên đường tiến-bộ. Đó là việc thuần-hoá cây cỏ đầu tiên, một phát-triển sớm sủa nhất của nhân-loại trong nông-nghiệp. (Agricultural Origins and Dispersals, New York, 1952, Chapter 2.)

Lea E. Williams lý-luận rằng nhờ những hoàn-cảnh chung quanh thuận-lợi, cũng như khối óc năng-động của chính họ, người Đông-Nam-Á đã đạt đến một trình-độ kỹ-thuật cao. Những khả-năng về tự-tồn trên biển và sản-xuất nông-phẩm là kết-quả của những phát-triến đặc-thù Đông-Nam-Á. Rất có thể là dân-cư vùng này đã sớm đạt đến những tình-trạng tiến-bộ tương-tự như ở vùng Bán-nguyệt phì-nhiêu. (Southeast Asia: A History, Lea E. Williams, Oxford University Press, New York, 1976, trang 25.)

Khoa khảo-cổ khám-phá rằng Đông-Nam-Á đã trồng cấy cây lúa 3,500 năm TTL. (National Geographic, Vol.139, No.3, March 1971, trang 335), gia-súc-hoá súc-vật từ 5,000 năm TTL, tức là hàng ngàn năm tiến-bộ hơn những nền văn-minh cổ xưa khác. Luyện-kim ở vùng Đông-Bắc Thái-Lan/ Bắc Việt-Nam tiến-bộ ngay thời 3,000 năm TTL, khoảng ngàn năm trước kỹ-thuật đúc đồng Trung-Hoa và „n-Độ.

Như đã trình-bày ở trên, Hoà-Bình là trung-tâm văn-hoá tiên-khởi của toàn vùng Đông-Nam Á-Châu. Theo đường hàng-hải, ảnh-hưởng văn-hoá này truyền-bá đi khắp các hải-đảo, vùng duyên-hải và đất liền gần nửa vòng trái đất.

Trên những miền đất xa cách với Hoà-Bình như tại cửa sông Dương-Tử, những chi-tộc Việt cũng rất văn-minh Vùng Thái-Hồ đã tiến đến chế-độ “đại tù-trưởng” ngay từ thiên-kỷ thừ 3 TTL. Trong thời-gian đó, vùng Hoa-Bắc sau này là cái nôi văn-minh Trung-Hoa còn chậm tiến hơn.

Giáo-sư Tsui-Mei Huang thuộc phân-khoa Mỹ-thuật viện đại-học Pittsburgh đã đúc-kết và nhận-xét về những khám-phá mới đây về khảo-cổ trong tạp-chí Antiquity 66 (1992): 75-83 như sau:

– Hơn một trăm địa-điểm khảo-cổ có số tuổi từ 3,310 đến 2250 năm TTL., trong vùng Thái-Hồ đã được khám-phá. Đất này sau đó xuất-hiện nước Việt, hàng trăm năm liền xưng bá thời Chiến-quốc. Các di-tích tìm thấy cổ hơn rất nhiều so với các di-tích tương-tự tìm thấy ở Hoa-Bắc và dĩ-nhiên trước triều-đại nhà Chu tới vài ngàn năm.

– Sự khai-quật các cổ-vật vùng Liangzhu đã làm thay đổi quan-niệm trung-tâm văn-hoá nằm ở Hoa-Bắc và thúc-đẩy các nhà khảo-cổ nên chấp-nhận sự hiện-hữu của một nền văn-hoá bản-địa miền Nam; nền văn-hoá này đã đóng góp một vai trò rất có ý-nghĩa trong suốt thiên-kỷ thứ 3 TTL. vào việc phong-phú-hoá tình-trạng đời sống và xã-hội nước Tàu “

Chỉ có hợp-chủng mà không có diệt-chủng

Sự thật hiển-nhiên chứng-minh rằng không có một dân-tộc nào trên thế-giới ngày nay là một chủng-tộc thuần-tuý. Chúng tôi không bao giờ phủ nhận về sự hiện-hữu của những đợt di-dân từ ngoài vào đất nước Việt-Nam. Chúng tôi chỉ xin nêu ra quan-điểm là sự cần-thiết phải suy xét cho đúng mức tầm quan-trọng của những sự “nhập nội” này.

Đi sau những người dân nước của Biển Đông, các dân di-cư đến xứ ta sau này tuy có, nhưng số lượng mỗi đợt không nhiều lắm so với dân-số địa-phương. Họ thuộc những sắc dân tương-cận, cùng ưa thích vùng duyên-hải và sinh-hoạt sông nước. Hầu hết di-dân thuộc nhóm Bách-Việt, số rất nhỏ là người Tàu chính gốc và các dân khác.

Bác-sĩ Trần-Đại-Sỹ, thác lời các bạn đòng-nghiệp của Ông, đã phát-biểu những ý-tưởng về nguồn gốc tộc Việt, một phần nào tương-tự như những sự di-dân trình-bày ở trên như sau:

“Tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía nam sông Trường-giang: Đông tới Biển . Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-Lan. Người Việt từ Ngô-Việt di-cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt đi xuống Giao-Chỉ. Người Việt di-cư từ Nam sông Trường-Giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di-cư của tộc Việt trong lĩnh-thổ của họ, chứ không phải họ là tộc khác di-cư tới đất Việt.” (Việt-Nam Đệ Ngũ Thiên kỷ, USA, 1994, trang 223.)

Thủy-thổ đặc-biệt xứ ta đã ngăn cản nhiều chuyến di-cư khởi đi từ các vùng đất có địa-thế khác-biệt. Tài-liệu biện-luận cho quan-niệm này là cuốn sách “Nguồn gốc Mã-Lai của Dân-tộc Việt-Nam”. Tác-giả sách này, Ông Bình-Nguyên-Lộc cho rằng có hai (??) chuyến di-cư vĩ-đại nhất vào xứ ta. Tiền-nhân Việt thuộc nguồn-gốc Mã-lai, đã từ Hoa-Bắc thực-hiện việc di-cư đến Bắc-Việt bằng đường biển.

Cho dù đồng-ý là dân ta có nhiều đặc-điểm giống Melanesian hay giống Indonesian chăng nữa, chúng ta cũng không thể vội vàng kết-luận dân-tộc Việt-Nam là con cháu các dân đến từ Nam-đảo.

Tại nhiều nơi khác trên thế-giới, ngôn-ngữ, tục lệ cổ xưa thường bị chuyển-hoá vì nhiều đợt di-dân ồ ạt ở ngoài đổ vào. Trái lại trên đất nước chúng ta, những truyền-thống xưa cũ hàng mấy ngàn năm vẫn còn được bảo-tồn. Những đợt di-dân vào đất nước ta về sau này đã không tiêu-diệt những dân-cư bản-địa sống ở đất này trước họ. Hầu hết những yếu-tố căn-bản về nhân-hình nguyên-thủy và văn-hoá đầu tiên còn tồn-tại.

Giống dân đầu tiên sống trên giải đất ta là giống da đên (Négritos), Me-la-nê-xi (Mélanésiens) và giống Úc-Châu (Australiens) , (Địa-Lý Việt-Nam Lớp MườI Một, Nguyễn-Khắc-Ngữ và Phạm-Đình-Tiếu, Cơ-Sở Xuất-bản Sử-Địa, 1991(??), trang 120-121.)

Sử Đông-Nam-Á đã được nhiều học-giả thuộc đủ mọi mầu da trắng, vàng, nâu viết lại nhưng không ai nghĩ rằng đã có những chuyện diệt-chủng đáng kể nào xảy ra trên đất nước chúng ta. Người đến sau đã hội-nhập với những người ở đây trước để cùng kiến-tạo cuộc sống chung. Những người Mường, người Mán, người Kinh, kẻ Chợ, người miền Cao, đường Ngược … rõ ràng vẫn tiếp-tục sinh-sống hoà-thuận vui vẻ ngay trong thời-đại chúng ta. Những vì vua đầu thời tự-chủ như các nhà Đinh, nhà Lê sinh ở xứ Mường. Trước đó lại có anh-hùng Phùng-Hưng ông cha đời đời làm Quan Lang hay Tù-trưởng châu Đường-Lâm. Có thể nói các vị này gốc-tích dân thiểu-số cũng đúng. Tuy vậy nhưng điều đúng hơn hết: các vua anh-hùng này chẳng phải là Vua của nước Việt hay sao ? Tất cả chúng ta dù người mang họ Nguyễn (40% dân-số), người kia họ Đinh, họ Lê, họ Phùng, họ Hà, họ Vũ … cũng một dòng máu đậm mầu dân bản-địa chảy trong huyết-quản mà thôi!

Trong khi nghiên-cứu, thâu-lượm thêm tài-liệu Đông-Nam-Á cổ-thời, chúng tôi càng yên-tâm nghĩ rằng gốc rễ bản-địa là quan-trọng và rằng khi đi sâu vào cổ hàng-hải chúng tôi thấy sắc đân Việt-Nam “đa-số” rất gần với những sắc dân “thiểu-số” như Mường, như Mán, như Rhadé, như Chàm., như Bà-Nai … Một thuở xa xưa nào đó tiền-nhân của họ đã cùng tiền-nhân Việt sinh-hoạt hay hải-hành qua lại trên biển Đông, mà thời Băng Đá chỉ như một hồ nước chung quanh có đất liền bao bọc gần như khép kín.

Có lẽ sự phân chia chủng-loại một cách khe khắt như ta thấy ngày nay chỉ mới xảy ra trong thời gần đây mà thôi.

Tổng-hợp: Những chỉ-dẫu hướng về một nguồn gốc

Luận-lý “rễ cái – bản-địa” của dân-tộc Việt-Nam được xây- dựng trên chứng-tích phát-sinh “tại chỗ” của các chủng-tộc Đông-Nam-Á. Tiến-trình sinh-hoạt văn-hoá của dân Việt chói sáng nhất trong vùng và liên-tục ngay từ thời cổ sơ. Đặc-biệt những phát-triển hàng-hải đáng kể là vượt bực. Đi từ việc sử-dụng những vật-liệu thông thường tại chỗ như tre nứa làm bè, người Việt đã tiến đến sự hoàn-thiện phương-cách vận-chuyển Tàu thuyền tự-động, không cần người lái.

Muốn đi tìm một khuôn mẫu”gốc rễ tại chỗ” cho một dân-tộc, người ta không thể tìm được một sự tiêu-biểu nào hoàn-bị hơn cho bằng trường-hợp dân-tộc Việt-Nam.

Những giả-thuyết về phân-tán nhân-chủng, ảnh-hưởng văn-hoá cùng những sinh-hoạt hàng-hải tỏa ra các nơi mà tâm-điểm là Việt-Nam đã được trình-bày trong hầu hết tập tài-liệu này. Sau phương-cách phân-tích có tính-chất “phân-kỳ” này, chúng tôi lại xin dùng một phương-cách …… đưa ra một tổng-hợp mà luận-lý có tính-chất “hội-tụ”. Đi từ những dữ-kiện về sinh-hoạt rộng lớn, xa xôi thu góp lại, chúng ta cũng có thể tìm ra tâm-điểm phát-nguyên hay nguồn gốc người Việt-Nam là tại chỗ.

Trên cả một vùng không-gian rộng lớn, hơn nửa vòng trái đất từ Madagascar tới Easter Island, loài người tuy sử-dụng nhiều loại sinh-ngữ khác nhau nhưng xem ra chúng có khá nhiều đặc-điểm tương-tự. Một số nhà ngữ-học nhận thấy nên xếp chung hơn một ngàn sinh-ngữ này vào một họ lớn là Nam-phương-ngữ. Về hàng-hải, địa-bàn của các ghe thuyền có thân phụ và bè mảng chạy buồm gần như trùng-hợp với địa-bàn ngôn-ngữ “Nam-phương”. Hai địa-bàn ngôn-ngữ và thuyền bè này khởi-sự từ Đông-Nam-Á.

Trong cổ-thời, toàn vùng Đông-Nam-Á, lan qua cả Úc-Châu, Đài-Loan và Nhật-Bản, sinh-hoạt chung của các dân-cư chịu ảnh-hưởng nền văn-hoá Hoà-Bình. Hai địa-bàn của văn-hoá Hoà-Bình này và ngôn-ngữ Nam-phương, xem ra gần như trùng-hợp với nhau.

Trên khu-vực duyên-hải kéo dài từ cửa sông Hoài đi về phía Nam tới Mã-Lai-Á, qua các hải-đảo Nam-Dương, Phi-luật-Tân; các nền văn-minh thực-vật và văn-minh “nước” bao trùm nhiều sinh-hoạt, ghi dấu vết thời Đồ Đá / Đồ Đồng đén từ các trung-tâm Hoà-Bình / Đông-Sơn. Nền văn-hoá của ta, không ảnh-hưởng “thạch đá” như kiểu kiến-trúc đá khối tại Nam-Dương, Khmer, Lào… Chỉ có ở Việt-Nam, người ta mới có thể tìm thấy một nền văn-hoá “nước” thuần-túy nhất, nhẹ nhàng và nhân-bản.

Vào cuối thời Băng Đá, khi nước Biển Đông dâng lên cao, dân cư vùng đồng-bằng Sundaland kéo nhau rút vào vùng đất liền theo các dòng sông. Khu vực phía Bắc Sundaland, dân đông nhất hội-tụ tại vùng các sông Hồng, sông Mã. Sau này, sinh-hoạt văn-hoá của người Việt phát-triển mạnh nhất trong vùng qua suốt một thời-gian dài hàng chục ngàn năm.

Dân-cư vùng Đông-Nam-Á rất có thể là một chủng-loại phát-triển tại chỗ. Xương hoá-thạch của người vượn tìm thấy ở Trung-Hoa, cũng thấy tại Việt-Nam. Nhiều chứng-cớ cho chỉ dấu tại nước ta đã diễn ra tiến-trình người vượn tiển-hoá thành người hiện-đại.

Ngay từ thời Băng Đá, do địa-thế núi non chia cắt, dân-cư Đông-Nam-Á bị cô-lập với phần thế-giới ở ngoài. Trong khi dân-cư vùng này không đông đảo cho bằng ở „n-Độ hay Trung-Hoa, riêng đất Việt từ thời cổ vẫn luôn luôn có một mật độ dân-cư cao nhất trên thế-giới.

Không những Việt-Nam chỉ là địa-bàn phát-nguyên của chủng Việt, mà theo Học-giả Groslier, còn có nhiều đợt di-cư từ Đông-Dương đi ra các hải-đảo Thái-Bình-Dương. Di-dân gồm có các giống dân Austroloid, Melanesians, Indonesians Mongolians (The Art of Indochina, trang 39.) Như vậy thật rõ ràng, học-giả không có gợi ý hay phát-biểu ý-tưởng cho rằng người Đông-Dương đã đến từ Australia, từ Melanesia, từ Indonesia, từ Mongolia v.v…

Nhiều sắc dân khác nhau đã sinh sống trên lãnh-thổ Việt-Nam từ cổ thời. Người Việt chiếm đa-số, cư-ngụ tại những vùng đất thấp. Vì là giống người đến trước, người Việt sinh sống trên những đất đai thuận-hảo, trong khi các di-dân đến sau đành phải canh-tác nơi những nơi núi cao, rừng rú.

Việt-tộc tại khắp ba miền Trung, Nam, Bắc đều bảo-tồn cổ-tục. Tinh-thần đó chứng-minh tính-cách bản-địa của chủng-tộc. Tuy vậy, không có miền nào mà người dân còn giữ gìn tập-tục lâu dài như nhuộm răng đen, ăn trầu, đóng khố… và nhất là mặc váy cho bằng những dân miền Bắc Việt-Nam. Rễ Việt-tộc chắc đã ăn rất sâu nhất vào những vùng đất khai-nguyên này.

Tổng-hợp lại, những tập-tục, các hoạt-động về hàng-hải, ngôn-ngữ và nhiều sinh-hoạt văn-hoá khác đều quy-tụ về một địa-điểm gốc là vùng đồng-bằng Sông Hồng của Bắc Việt-Nam. Cái rễ cái bản-địa của dân-tộc ta vì thế, không những quan-trọng cho riêng Việt-Nam chúng ta mà còn có nhiều liên-hệ đến các sắc dân khác tại Đông-Nam-Á và Thái-Bình-Dương.

Tâm-lý và đặc-tính bản-địa

Bản-chất dân ta rất hiền-hoà. Nhiều du-khách đến thăm xứ ta đã nói như vậy. Mấy lời sau đây trích ra từ tập sách “The Mandarin Road to Old Hué, Narrative of Anglo-Vietnamese Diplomacy from the 17th century to the eve of the French Conquest, Altair Lamb, London, 1970, trang 132 & 270):
-Dân Việt-Nam là một giống dân lịch-sự (They are a courteous, affable, inoffensive race, rather inclined to Indolence- The Chapman Mission, 1778.)

– Người Việt bản-tính tốt tự-nhiên, ít thù-hận, không gây nhiều tội ác, rất hiếu khách (… that docility and good nature … that they were so little actuated by the spirit of revenge that murder and assassination were crimes little heard… they make no objections to give to foreignerrs their personal services… we found the Cochin Chinese ready to perform for us cheerfully every menial office… We went freely into the villages and were everywhere treated with hospitality, kindness and good nature – The Crawfurd Mission, 1822.)

Người Việt lịch-sự, nể-trọng người ngoại-quốc, nhưng trong sự giao-thiệp đôi khi có một sự “bất thường”: chúng ta đã tự kiêu về đất nước, về dân-tộc Việt của chúng ta một cách quá đáng. Chính Bác-sĩ Crawfurd đã viết trong báo-cáo đã kể ở trên, rằng : They look upon themselves as one of the first people in the world and their King as one of the first of princes. (sách “The Mandarin Road to Old Hué, Narrative of Anglo Vietnamese Diplomacy from the 17th century to the eve of the French Conquest, Altair Lamb, London, 1970, trang 270.)

Cũng vậy, rất đông học-giả ngoại-quốc khi nghiên-cứu tâm-lý người Á-Đông, thắc mắc không hiểu tại sao dân Việt lại hay có tinh-thần dân-tộc quá cao, cao hơn các dân-tộc láng giềng. Trong khi đất nước nghèo đói, đồng-bào chậm tiến, xuống đốc thê-thảm: người Việt vẫn tự đề-cao họ lên. Họ nghi-kỵ các chính-quyền ngoại-bang, đặc-biệt chính-quyền Trung-Hoa và nhiều khi cả dân Trung-Hoa nữa. Vấn-đề tâm-lý này rất sâu sắc. Dáng dấp người Việt trông hơi giống người Tàu, nhưng nếu tưởng lầm một người Việt là một người Tàu, họ sẽ giận ngay.

Người Thái-Lan có thể không “cuồng-tín” như vậy, có lẽ chỉ vì dân họ mới di-cư đến lập-quốc trên đồng-bằng sông Ménam.

Dân-cư sinh sống ở Hoa-Nam, ở Đài-Loan, ở Hoa-Bắc, ở Tân-Cương cùng được gọi chung là dân Tàu nhưng họ có những vẻ gì đó không giống nhau. Họ không có cái niềm hãnh-diện dân-tộc quá khích như người Việt-Nam. Vì thế mà Hoàng-đế Trung-Hoa có thời đã là những “người ngoài” xuất-xứ từ Mông-Cổ, từ Mãn-Châu…

Người Việt “cuồng-tín” chăng?

Người Việt-Nam khác hẳn các dân khác, rất hãnh-diện được làm một người Việt-Nam. Chúng ta có thể hy-sinh tất cả để bảo-vệ lãnh-thổ. Sở dĩ người Việt “cuồng-tín” như vậy vì chúng ta cảm thấy bản-thân gắn liền vào đất nước Việt-Nam. Sự gắn liền đó đã khởi-sự từ lâu đời. Nó biểu-lộ tính-chất thuần-nhất và đặc-tính “bản-địa” của gốc rễ dân-tộc. Từ mười mấy ngàn năm trước liên-tục đến nay, giống Việt đã là chủ-nhân-ông đầu tiên của vùng đất cạnh Biển Đông này.

Tự thâm-tâm người Việt-Nam nghĩ rằng chúng ta có gốc rễ tại chỗ. Lẽ tự-nhiên chúng ta không thích bị gọi là “con đẻ của Tàu” hay giống dân từ núi rừng cao-nguyên (như Tây-Tạng) đi xuống, cũng không ưa bị gán cho là từ hải đảo xa xôi (như Melanesia) đi vào.

Vũ Hữu San

Nguồn: http://vuhuusan.110mb.com

 

Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ

Tác giả: Nguyễn Quang Ngọc

Giới thiệu chung

Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hoá. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”.

Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang – Âu Lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên thắng lợi. Vị thế độc lập về chính trị – dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa “Nam Bắc đều chủ nước mình, không phải noi nhau” (lời Trần Nghệ Tông). Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đậm trong môi trường văn hóa thời Lý -Trần.

Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã trở nên phong phú và phát triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa. Trên cơ sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn chế, được gạn lọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh.

Cũng như về mặt xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã pha trộn và hỗn dung giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Sự cân bằng đó thể hiện trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình. Xu hướng phát triển là từ yếu tố vượt trội của văn hóa Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đầu chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối.

Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 94-95

Tôn giáo tín ngưỡng

Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ này. Nói như Phan Huy Chú, “thời Lý – Trần, dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân biệt”. Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã được tôn sùng.

Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích. Trong hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái, rất nhiều vị thiên thần và nhân thần, các anh hùng và danh nhân đã được truyền thuyết hóa và tôn vinh. Theo dã sử, đời Lý Thần Tông, có Trần Lộc, dựa trên các tín ngưỡng dân gian đã lập nên đạo Nội tràng. Hình tượng Phật Mẫu Man nương (có nguồn gốc từ chùa Dâu) đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi.

Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Lý – Trần. Họ được triều đình mời đi trấn yểm các núi sông trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ đêm 30 Tết, làm phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện. Những đạo sĩ nổi tiếng là Thông Huyền, Hứa Tông Đạo Huyền Vân. Một số đạo sĩ kiêm thiền tăng như Trần Tuệ Long, Trịnh Trí Không, Nguyễn Bình An. Một số đạo quán đã được xây dựng như Thái Thanh cung, Cảnh Linh cung, Ngã Nhạc quán. Đạo học, cùng với Phật học và Nho học đã được đưa vào nội dung các kỳ thi Tam giáo.

Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như một Quốc giáo. Hầu hết các vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông) và nhiều vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật…. Như năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ. Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung. Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử. Phần lớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ. Đông đảo quần chúng bình dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật. Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét :”Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…”.

Thời Lý – Trần, có rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị- xã hội. Có thể kể các nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Pháp Loa Huyền Quang. Có 3 tông phái chủ yếu: Tịnh Độ tông thờ đúc Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lên chùa lễ Phật, phổ biến trong quần chúng bình dân làng xã; Mật tông là tông phái Phật giáo có sử dụng nhiều phép lạ, phần nào có ảnh hưởng của Đạo giáo (như các nhà sư Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không) ; Thiền tông vốn có truyền thống từ lâu, là tông phái có thế lực lớn nhất, chú trọng đến thiền định về tư tưởng, chủ trương Phật tại Tâm, được các giới quý tộc, trí thức hâm mộ. Có 2 phái Thiền tông chính: Phái Thảo Đường do Lý Thánh Tông sáng lập, có nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc (Trấn Quốc, Hà Nội); phổ biến hơn cả là phái Trúc Lâm, do 3 vị tổ sáng lập:Trần Nhân Tông (tức Điều Ngự Giác Hoàng), Pháp Loa và Huyền Quang, nơi trụ trì chính là cụm chùa ở núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh).

Nhà nước Lý – Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý và thực tiễn đời sống. Trần Thái Tông nói : “Đạo giáo của đức Phật là để mở lòng mê muội, là con đường tỏ rõ lẽ tử sinh. Còn trách nhiệm nặng nề của tiên thánh tà đặt mực thước cho tương lai,nêu khuôn phép cho hậu thế”. Trần Nhân Tông thì chủ trương “Sống với đời, vui vì đạo” (Cư trần lạc đạo). Đạo Phật thời Lý – Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo.

Cuối thời Trần, khi Nho giáo và Nho học phát triển, trong điều kiện xuất hiện một bộ phận tăng ni biến chất và thoái hóa, Phật giáo đã bước đầu bị một số nho sĩ như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bài xích. Hồ Quý Ly ra lệnh sa thải bớt tăng đồ, ai chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn rất sâ đậm trong xã hội, nhất là trong các làng xã.

Cùng tồn tại với Phật giáo, nhưng Nho giáo thòi Lý – Trần đã có xu hướng phát triển ngượ lại với Phật giáo. Trong khi thế lực Phật giáo có chiều hướng suy giảm dần, thì thế lực của Nho giáo lại ngày càng tăng tiến, từ chỗ lúc đầu mới chỉ là một nền văn hóa giáo dục được nhà nước phong kiến chấp nhận trên nguyên tắc dùng làm học thuyết trị nước tới chỗ sau đó (thời cuối Trần) đã trở nên một ý thức hệ đang trên đà thống trị xã hội.

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, vì vậy, trong hơn 10 thế kỷ, nó vẫn chỉ là một lớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú, ảnh hưởng xã hội rất nhỏ bé. Đến thời Lý – Trần, nó đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. Do vậy, các nhà vua sùng Phật thời Lý – Trần vẫn cần đến một sự bổ trợ của Nho giáo. Trần Thái Tông nói: “Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau. Như thế đủ biết đạo giáo của Đức Phật phải nhờ đến tiên thánh [chỉ Khổng Mạnh] mà truyền lại cho đời…”.

Thời Lý, Nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một vị trí khá khiêm tốn. Năm 1070,Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiên hiề, làm nơi dạy học Hoàng Thái tử. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi Thái học sinh đầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh;năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1086, Triều đình lập Hàn lâm viện, nho sĩ Mạc Hiển Tích được tuyển bổ làm Hàn lâm học sĩ. Qua thời Trần, Nho giáo và Nho học khởi sắc hơn. Nhiều trường Nho học được mở, khoa cử đều kỳ hơn. Các vua Trần đã cố gắng dung hòa Phật – Nho trong đường lối trị nước. Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An… Họ đã dần dần tham chính, nắm giữ các chức vụ trọng trách trước đây chỉ dành cho tầng lớp quý tộc tông thất. Trường hợp của Đoàn Nhữ Hài, từ một nho sinh giúp vua làm tờ biểu tạ tội, sau được thăng đến chức Hành khiển, là một ví dụ tiêu biểu.

Thời cuối Trần, quá trình Nho giáo hóa đời sống chính trị – xã hội đã diễn ra một cách quanh co phức tạp. Một mặt, một số Nho sĩ đã nhiệt thành cổ vũ tuyên truyền cho đạo Nho và mô hình Nho giáo, bài xích Phật giáo. Trương Hán Siêu tuyên bố: “Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ, không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật…”. Nhóm nho sĩ Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đề nghị triều đình tiến hành cải cách thể chế theo hướng Nho giáo hóa, mô phỏng thiết chế Trung Hoa nhà Minh. Mặt khác, quá trình Nho giáo hóa đã gặp sự phản ứng từ nhiều phía, trước hết từ chính bản thân một số vua Trần. Minh Tông cho rằng “nhà nước đã có phép tắt nhất định, Nam Bắc khác nhau”. Nghệ Tông kiên quyết phản bác: “Triều trước [nhà Lý] dựng nước , có luật pháp, chế độ riêng, không theo quy chế của nhà Tống, là vì Nam Bắc, nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị [đời Trần Dụ Tông] bọn học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc như về y phục, âm nhạc… thật không kể xiết”. Và nhà vua này chủ trương bảo lưu thể chế cũ.

Ở các làng xã, quá trình Nho giáo hóa lại càng mờ nhạt hơn. .Dân chúng vẫn sống theo những phong tục cổ truyền, chưa bị ràng buộc bởi những quy phạm Nho giáo. Sứ giả Trung Quốc Trần Cương Trung sang Việt Nam đời Trần nhận định : “Dân chúng vẫn giữ những phong tục rất nông nổi. Không biết đến lễ nhạc Trung Hoa”. Nho thần Lê Quát phàn nàn : “Ta thuở trẻ đọc sách, ít nhiều hiểu đạo thánh hiền để giáo hoá dân chúng, mà rút cuộc vẫn chưa được một hương nào tin theo. Ta thường dạo xem sông núi, vết chân trên khắp nửa thiên hạ, đi tìm những học cung, văn miếu mà chưa hề thấy một ngôi nào. Đó là điều khiên ta vô cùng hổ thẹn.”

Trong khuôn khổ những cải cách của mình nhằm xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền mạnh, Hồ Quý Ly đã đẩy mạnh quá trình Nho giáo hóa xã hội Đại Việt như cho dịch và chú giải các Kinh Thư, Kinh Thi, mở trường Nho học ở các địa phương và tổ chức thi Hương. Tuy nhiên, ở đây là một thứ Nho giáo thực dụng, không giáo điều và có phần sáng tạo độc lập, dung hợp với những tư tưởng Pháp gia nhằm nâng cao hiệu quả công việc trị nước.

Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 95 đến 99

Giáo dục, khoa cử

Thời đầu Lý, nền giáo dục Đại Việt có thể chủ yếu là Phật học. Lý Công Uẩn đã học ở chùa Lục Tổ. Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức. Dần dần, cũng như Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển.

Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở trường Quốc Tử Giám (1076), chỉ có các quý tộc quan liêu và con em được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế.

Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần. Quốc Tử Giám, với những tên gọi mới (Quốc tử viện, Quốc học viện) đã được củng cố và mở rộng đối tượng học tập. Năm 1236, đặt chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần [chức quan tư pháp] vào học. Năm 1253, Nhà nước sai sửa sang Quốc học viện, đắp tượng Không Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh Thất thập nhị hiền để thờ, lại xuống chiếu vời Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư lục kinh. Năm 1272, xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách.

Ngoài Quốc tử viện là một loại trường Nho học cấp cao, thời Trần còn một số trường Nho học khác. Ta có thể kể : trường phủ Thiên Trường, trường Lạn Kha thư viện (ở chùa Phật Tích), trường của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và trường Cung Hoàng của Nho sĩ Chu Văn An, trước đó đã từng giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1397, triều đình lại đã chính thức sai đặt nhà học và chức học quan (được nhà nước trợ cấp phần ruộng công thu hoa lợi) ở các lộ phủ địa phương như Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, với chức năng là “giáo hóa dân chúng, giữ.gìn phong tục, dạy bảo học trò thành tài nghệ, chọn người ưu tú tiến cử lên triều đình”.

Cùng với giáo dục, khoa cử ở Đại Việt đã có từ thời Lý. Năm 1075, mở khoá thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên. Lê Văn Thịnh người Bắc Ninh là người đỗ đầu Thái học sinh (Tiến sĩ sau này), được đưa vào giúp vua học, sau này thăng đến chức Thái sư. Tuy nhiên, Nho học và khoa cử thời Lý vẫn chưa ổn định. Sau vụ Lê Văn Thịnh bị buộc tội mưu phản (có thể là kết quả của một âm mưu chống Nho học của các thế lực Phật giáo), khoa cử hầu như đã bị đình hoãn lại. Cả triều Lý có 3 khoa thi. Năm 1195, nhà Lý có mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), loại thi này còn tồn tại đến đầu thời Trần.

Các kỳ thi Thái học sinh đời Trần được tổ chức quy củ và thường xuyên hơn, niên hạn là 7 năm một kỳ. Cả thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp). Có một thời gian. nhà Trần đã chia thành hai loại Trạng nguyên: Kinh Trạng nguyên và Trại Trang nguyên (dành riêng cho vùng Thanh – Nghệ). Các vị tân khoa được nhà vua trọng đãi: ban mũ áo, dự yến tiệc, được dẫn đi thăm kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Có một số người đỗ đại khoa khi tuổi đời còn rất trẻ: Trạng nguyên Nguyễn Hiền (l3 tuổi), Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi).

Quy trình và nội dung khoa cử đời Trần lúc đầu gồm 4 kỳ, lần lượt là các bài thi : ám tả cổ văn, kinh nghĩa và thơ phú, chiếu chế biểu và đối sách (văn sách). Năm 1397, Hồ Quý Ly cải cách thi cử. Nội dung của 4 kỳ thi bỏ ám tả cổ văn và được sắp xếp lại : kinh nghĩa, thơ phú, chiếu chế biếu và văn sách. Đồng thời, bắt đầu tổ chức thi Hương ở địa phương.

Khoa cử được tiếp tục dưới triều Hồ (2 khoa). Nguyễn Trãi là người thi đỗ Thái học sinh năm 1400. Hồ Hán Thương đã tiếp tục cải cách thi cử, đưa thêm vào môn toán và viết chữ.

Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 99 đến 100

Văn học nghệ thuật

Văn học thời Lý- Trần phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời đại, nhìn chung mang nhiều yếu lố tích cực, lạc quan của những

vương triều đang ở thế đi lên. Cơ sở tư tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. Có 2 dòng văn học chính : văn học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc.

Tư tưởng Phật giáo trong thơ văn Lý – Trần chủ yếu là tư tưởng của phái Thiền tông. Nó bao gồm các tác phẩm về triết học và những cảm hứng Phật giáo, cùng là những tác phẩm về lịch sử Phật giáo thời Lý – Trần. Nhiều bài thơ phú, kệ, minh do các sư tăng trí thức viết, bàn về các khái niệm sắc – không, tử – sinh, hưng – vong, quan hệ giữa Phật và Tâm, đạo và đời, con người và thiên nhiên, phản ánh sự minh triết và niềm lạc quan của cá nhân trong cuộc sống và thời đại. Sư Mãn Giác để lại những câu thơ nổi tiếng về cảm hứng đó.

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

(nghĩa là : Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước nở cành mai)

Một số nhà vua và quý tộc sùng Phật đã biên soạn những tác phẩm về giáo lý nhà Phật như các cuốn Khóa hư lục, bài Thiền tông chi nam của Trần Thái Tông, Thiền lâm thiết chủy ngữ lục của Trần Nhân Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục của Trần Tung. Về lịch sử Phật giáo có các cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục nói về thiền phái Trúc tâm. Một số cuốn sách, cùng với những bản kinh Phật giáo, đã được nhà nước cho đem khắc in và phổ biến.

Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ văn Lý – Trần. Nó phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng trung quân ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thuộc loại này có thể kể bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bài Phú sông Bạnh Đằng của Trương Hán Siêu, hoặc những bài thơ của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng Nguyên như 2 câu thơ nổi tiếng của Trần Nhân Tông:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông ngàn thuở vững âu vàng)

Một số tác phẩm đã nói lên ý thức tìm về cội nguồn, sưu tập những truyền thuyết, thần tích nói về lịch sử và nhân vật lịch sử thời quốc sơ Văn Lang – Âu Lạc cũng như các thời kỳ sau. Hai tác phẩm tiêu biểu là Việt Điện u linh của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp.

Tinh thần dân tộc cũng đã được thể hiện trong các bộ quốc sử. Có thể kể đến Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, Đại Việt sử lượt (hay Việt sử lược) của một tác giả khuyết danh. Nổi tiếng là bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, được coi là bộ chính sử đầu tiên của Việt Nam. Hai tác phẩm An Nam chí lược của Lê Trắc và Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng được viết ở Trung Quốc, cũng có nhiều đóng góp cho sự tìm hiểu lịch sử, nhân vật lịch sử điển chương và địa chí của Đại Việt thời Lý – Trần.

Một thành tựu quan trọng của văn học Lý- Trần là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”.

Chữ Nôm có thể đã xuất hiện từ lâu (thời Bắc thuộc) nhưng chưa phổ biến. Thời Lý, người ta có thể tìm thấy một số dấu vết chữ Nôm trên một số chuông đồng (chùa Vân Bản, Đồ Sơn) và văn bia (bia chùa Báo Ân, Vĩnh Phúc). Đến thế kỷ XIII, chữ Nôm được phổ biến với giai thoại về Nguyễn Thuyên (sau được đổi là Hàn Thuyên) viết bài Văn tế cá sấu bằng văn Nôm. Một số tác giả khác được biết cũng sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm như Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhân Tông, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An (viết cuốn Quốc âm thi tập, nay không còn), Hồ Quý Ly. Chữ Nôm cũng đã được phổ biến trong dân gian như một số câu vè châm biếm cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa và vua Champa Chế Mân, hoặc việc Trần Nguyên Đán kết giao với Hồ Quý Ly. Một số câu thơ Nôm cũng thấy trong các cuốn Lĩnh Nam chích quái (truyện Hà Ô Lôi) hoặc trong Tam tổ thực lục (giai thoại về sư Huyền Quang và nàng Điểm Bích). Chữ Nôm còn được dùng để ghi chép một số bản nhạc, ca khúc thời kỳ này.

Thời Lý – Trần – Hồ cũng để lại nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc. Nhìn chung, kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô; kiến trúc thời Trần mang tính thực dụng, khoẻ khoắn. Tinh thần Phật giáo đã thấm đượm trong các công trình này.

Cung điện và thành quách là những công trình kiến trúc do nhà nước đứng ra chỉ huy xây dựng, huy động sức lực của dân chúng theo chế độ lao dịch, trưng tập và phần nào là lao động làm thuê.

Thành Thăng Long (với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành và Cấm thành) là công trình kiến trúc lớn thời Lý – Trần. Hoàng thành mở ra 4 cửa: Tường Phù (Đông), Quảng Phúc (Tây), Đại Hưng (Nam) và Diệu Đức (Bắc). Thời Lý có các điện Càn Nguyên (sau đổi thành Thiên An), Tập Hiền, Giảng Võ, các cung Long Thuỵ, Thuỷ Hoa, lầu Chính Dương coi giờ giấc, điện Long Trì đặt chuông thỉnh nguyện ngoài thềm. Thời Trần có các cung điện Quan Triều (vua ở), Thánh Từ (Thượng hoàng ở), Thiên An (vua làm việc), Tập Hiền (tiếp sứ), Diên Hồng (mở hội nghị….). Hòa vào các cung điện là một cảnh quan thiên nhiên được bố trí lộng lẫy và xứng hợp như các hồ, ngòi, vườn tược, cầu cống, vườn bách thảo bách thú v.v… Một số lớn các cung điện được xây dựng bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đã bị hủy hoại qua chiến tranh.

Các cung điện ở khu Tức Mặc – Thiên Trường (Nam Định) là nơi các Thượng hoàng đời Trần lui về ở và làm việc. Thời đầu Trần, Phùng Tá Chu là người được giao trọng trách xây dựng khu cung điện này, được coi như một kinh đô thứ hai. Nổi tiếng nhất là hai cung Trùng Quang và Trùng Hoa. Chung quanh còn có các khu biểu diễn nghệ thuật (múa hát, bơi thuyền, đánh cờ, múa bông) và khu kinh tế (chăn nuôi, chế biến, làm đồ gốm). Gạch ngói ở đây được in dòng chữ “Thiên Trường phủ chê”.

Thành nhà Hồ (An Tôn, Vinh Lộc, Thanh Hóa), còn gọi là Tây Đô, là công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo bằng đá, xây dựng thời cuối Trần tồn tại qua 6 thế kỷ. Diện tích thành khá rộng (khoảng 630.000 m2), ngoài thành có lũy đất trồng tre gai, sát thành có hào nước sâu bảo vệ. Riêng tòa thành hiện còn cao gần 6m, xây ghép bằng những phiến đá tảng nguyên khối, có phiến dài 7m, nặng 17 tấn, với nhiều cửa vòm kiên cố, trên có vọng lâu. Trong thành còn có một số di vật như các viên gạch đắp hoa, rồng đá, sấu đá.

Cùng với thành quách, thời Lý- Trần còn có các khu lăng mộ và phủ đệ. Nhà Lý có khu sơn lăng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), nhà Trần có khu lăng mộ ở Long Hưng (Thái Bình) và An Sinh (Đông Triều), với nhiều tượng đá khắc họa hình người và muông thú. Các dinh thự của quý tộc đời Trần xây dựng ở các địa phương trấn trị, một số có quy mô đồ sộ, như phủ đệ của Trần Quốc Khang Ở Diễn Châu (Nghệ An).

Chùa tháp là kiến trúc Phật giáo đặc biệt thời Lý- Trần. Chùa làng có số lượng rất nhiều, nhưng quy mô thường nhỏ, kiến trúc đơn giản. Một số ngôi chùa có kiến trúc độc đáo hoặc quy mô bề thế. Chùa Diên Hựu (Một Cột) ở Thăng Long mô phỏng hình ảnh một đóa hoa sen mọc trên hồ nước, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Chùa Phật Tích, Long Đội và quần thể chùa ở Yên Tử đều được xây dựng trên núi cao, cảnh trí kỳ vĩ. Chùa Thái Lạc và ‘Phổ Minh có những bức phù điêu chạm trổ độc đáo.

Tháp Phật có nguồn gốc từ các stupa ở Ấn Độ được biến cách, là những kiến trúc tưởng niệm, khá phổ biến ở thời Lý- Trần. Tháp Báo Thiên (nay không còn) xây dựng đời Lý, ở giữa kinh thành Thăng Long có 12 tầng. Những tháp đời Trần còn lại là tháp Phổ Minh (Nam Định) 14 tầng, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) 11 tầng. Tương truyền trong bảo tháp có chứa đựng tro xương của các vị sư tổ kết tinh lại, gọi là xá lị, như xá lị của Trần Nhân Tông trong lòng tháp Phổ Minh.

Điêu khắc và đúc tạo hình thời Lý-Trần có các loại tượng. chuông, vạc, các bức phù điêu. Ngoài các tượng Chu Công, Không Tử, Tứ Phối được bày trong Văn Miếu, phổ biến là các tượng Phật, nổi tiếng nhất là pho tượng đá Adiđà ở chùa Phật Tích và pho Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm. Năm 1231, triều đình đã xuống chiếu sai tô tượng Phật để thờ ở tất cả những nơi có đình trạm (trạm nghỉ dọc đường). Năm l256, sai đúc 330 quả chuông. Những chuông đồng nổi tiếng là chuông chùa Sùng Khánh Báo Thiên (nặng 12000 cân) và chuông Quy Điền khổng lồ ở chùa Diên Hựu. Vạc đồng lớn ở chùa Phổ Minh cũng là một sản phẩm đúc nổi tiếng, được người Trung Quốc xếp vào danh mục “An Nam tứ đại khí” (chỏm tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm).

Các bức phù điêu đời Lý- Trần phần lớn đều chạm khắc các hình tượng Phật giáo (toà sen, lá đề, sóng nước), hình tượng các tiên nữ múa hát, các hình tượng rồng uốn khúc (loại rồng giun đơn giản và khoẻ khoắn). Các bức phù điêu chạm khắc gỗ nổi tiếng ở chùa Thái Lạc và chùa Phổ Minh. Tại khu lăng vua Trần, có nhiều tượng người và thú vật bằng đá. Trong điêu khắc Lý- Trần, có ảnh hưởng của nhiều yếu tố mỹ thuật Champa.

Thuộc mỹ thuật thời Lý- Trần, còn có các đồ gốm, dáng hình đơn giản, thanh thoát. Có các loại men đàn hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc trắng xanh nổi tiếng. Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Lý- Trần phát triển phong phú, chịu ảnh hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình.

Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm choẹ, trống cơm (phạn cổ ba, gốc Chăm), các loại đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn Ba lỗ (gốc Chăm), các khúc ca “Trang Chu mộng điệp”, “Bạch lạc Thiên mẫu biệt tử”, “Đạp ca”, “Thanh ca”, “Ngọc lân xuân”, “Nam thiên”, “Tây thiên”, “Lý liên”, “Mộng tiên du”, “Canh lậu trường”… Trong các buổi tiệc yến ở điện Tập hiền, có biểu diễn ca vũ của các đào, kép. Sứ giả Trung Quốc tả : “Con gái đi chân không, mười ngón tay dịu dàng đứng múa, hơn 10 người con trai mình đều cởi trần, kề vai giậm chân, quây quần chung quanh mà hát theo…”. Chèo, tuồng được nhiều người ưa chuộng, tích diễn phổ biến là vở “ Tây vương mẫu hiến bàn đào”.

Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ đời Lý, có liên quan đến nhà sư Từ Đạo Hạnh, đã được trình diễn trong các hội đèn Quảng Chiếu, với nhiều trò rất sinh động. Trong các lễ hội, có nhiều trò vui tạp kỹ mang tính dân gian như đấu vật, chọi gà, cờ người, bơi chải, đánh đu, leo dây, đá cầu, trò nhại, hất phết, cưỡi ngựa đánh cầu… Đinh Bàng Đức, nối tiếng về trò leo dây, múa rối, Trần Cụ là người giỏi xuất sắc trong môn bắn nỏ, đá cầu. Một số vua Trần thường tổ chức các cuộc thi ca múa trong giới quý tộc. Trần Nhật Duật được coi là người sành điệu nổi tiếng. Các chùa chiền cũng tổ chức nhiều lễ hội đông vui như hội Thiên Phật ở chùa Quỳnh Lâm và hội Vô Lượng ở chùa Phổ Minh.

Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời Lý- Trần- Hồ chủ yếu được biết ở một số ngành như y học cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến, cũng như những kỹ thuật truyền thống trong các nghề luyện đúc đồng, dệt, gốm, xây dựng…

Danh y Phạm Bân nổi tiếng về y đức, trách nhiệm đối với người bệnh. Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) đề cao tác đụng của thuốc nam (với nhiều vị quy như sâm, trầm, củ mài…) là tác giả bộ Nam dược thần hiệu (có 580 vị thuốc nam, 3873 phương thuốc trị 184 loại bệnh). Các thày thuốc Trâu Tôn, Trâu Canh (người gốc Hoa) hay Nguyễn Đại Năng đã có nhiều kết quả về khoa châm cứu.

Kỹ thuật xây dựng và tính toán đã đạt đến trình độ cao trong các công trình thành quách (như thành Tây Đô), cung điện, chùa tháp. Phùng Tá Chu là người nổi tiếng trong việc xây dựng cung Thiên Trường.

Về thiên văn lịch pháp, Đặng Lộ đã sáng chế ra “Linh lung nghi” là một dụng cụ chiêm nghiệm chính xác thiên văn khí tượng, còn là người đã đổi lịch Thụ thời ra lịch Hiệp kỷ. Trần Nguyên Đán thông thạo lịch pháp, là tác giả cuốn Bách thế thông kỷ thư chép về các hiện tượng nhật nguyệt thực trong nhiều thế kỷ, cũng là người đổi lịch Hiệp kỷ thành lịch Thuận thiên.

Hồ Nguyên Trừng đã sáng chế ra loại súng lớn thần cơ sang pháo đúc bằng đồng, chuyên chở trên xe, có bầu nhồi thuốc và lỗ đặt ngòi. Cổ lâu thuyền tải lương là loại thuyền chiến lớn hai tầng, bên trên có đường sàn, bên dưới cứ hai người chèo một mái chèo, tốc độ nhanh.

Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 100 đến105

Đoạn kết

Văn hóa Lý – Trần – Hồ là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa Lý – Trần – Hồ đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa Đại Việt thời Lý-Trần- Hồ, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.

Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Lý – Trần – Hồ là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa Phật – Đạo và Nho. Gam màu nổi bật của văn hóa thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã mang đậm tính dân gian.

Đậm đà màu sắc Phật – Đạo và dân gian, ảnh hưởng của Nho giáo còn ở mức khiêm tốn, văn hóa Lý- Trần- Hồ không bị ràng buộc nhiều bởi những giáo điều, tín điều. Khái niệm “lễ” trong Nho giáo ở thời Lý- Trần-Hồ còn rất nhạt, thay vào đấy là tính cởi mở, nhân bản, gần gũi con người với một “mép lề phóng khoáng”. Văn hóa Đại Việt thời kỳ này do vậy, hàm chứa nhiều tinh thần khai phóng.

 Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt.

 Trong khi những vương triều Lý – Trần – Hồ duy trì ở quốc gia Đại Việt phía bắc lãnh thổ Việt Nam ngày nay, thì ở phần đất phía nam, đã tồn tại vương quốc Champa với nền văn hóa gốc Nam Á và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Văn hóa Champa vừa là một thực thể độc lập, vừa có những mối giao lưu qua lại với Đại Việt.

Thế kỷ XIII, sau cuộc chiến tranh trăm năm với Chân Lạp (1113-1220),Champa khôi phục nền độc lập. Cuối thế kỷ đó, Champa đã liên minh với Đại Việt chống quân Nguyên. Quan hệ Việt- Chăm trở nên tốt đẹp với cuộc viếng thăm Champa của vua Trần Nhân Tông và cuộc hôn nhân Huyền Trân- Chế Mân. Nhưng sau đó, quan hệ giữa 2 nước đã trở nên xấu đi, dẫn đến những cuộc xung đột Việt – Chăm cuối thế kỷ XIV. Cho đến năm 1471, Lê Thánh Tông đã sáp nhập phần lớn lãnh thổ Champa vào Đại Việt.

 Trong lịch sử, đã có nhiều quan hệ giao lưu hai chiều và hòa nhập văn hóa Chăm – Việt. Một số yếu tố văn hóa Chăm đã có mặt trong văn hóa Đại Việt như loại vải lĩnh (dệt ở Trích Sài, do một cung nữ Chăm truyền nghề). Các nhạc cụ trống cơm, đàn Bà lỗ, các điệu múa Tây thiên, các điệu hò Huế, các mô típ điêu khắc Garuda (chim thần), makara (thủy quái), kinnari (người đánh trống), apsara (tiên nữ) được tìm thấy ở chùa Phật Tích. Các truyện cổ tích Việt như Dạ thoa vương, Sọ dừa có nguồn gốc Chăm. Các thánh mẫu Bà chúa Ngọc (Hòn chén, Huê) là những hình ảnh dung hợp của Thiên Yana (Chăm) và Bà chúa Liễu (Việt).

 Mặt khác, văn hóa Đại Việt cũng đã ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Chăm, sau đó, tích hợp nó vào dòng chảy của cộng đồng văn hóa dân tộc Việt.

 Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 106 đến 107

Theo khanhhoathuynga.wordpress.com

 

Ðồ gốm đời Lý-Trần, thời thăng hoa

Bùi Ngọc Tuấn

Tước gốm men nâu, thời Trần cao 10cm.

Sau khi Ngô Quyền dựng lại nền độc lập, nhà Ðinh, nhà Tiền Lê bắt đầu mở mang đất nước, nhưng phải đến đời nhà Lý, văn hóa Việt Nam mới phát triển rực rỡ. Ðời Lý, đời Trần là giai đoạn thăng hoa của đồ gốm Việt Nam. Khi Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) vào Thăng Long, xây dựng thành trì, cung điện, tôn sùng Phật giáo thì một nhu cầu to lớn về đồ gốm diễn ra. Theo gót dời đô, những nhà làm đồ gốm ở khắp nơi hoặc dọn về gần kinh thành, hoặc tăng mức sản xuất. Dưới thời đó, với tinh thần dân tộc mạnh mẽ, với tinh thần Phật Giáo ảnh hưởng tràn ngập xã hội, nhu cầu xây dựng cung thành, nhu cầu của giới trưởng giả, cuả các đình chùa được xây dựng tăng lên bội phần. Từ đó tài năng, kỹ thuật, nghệ thuật của những lò gốm phát triển, đưa đến một cuộc bừng nở rực rỡ của đồ gốm Việt Nam. Trong quyết tâm bảo vệ văn hóa dân tộc, họ đã phát triển đồ gốm thành một nghệ thuật tạo hình Việt Nam, riêng biệt, rực rỡ, phong phú, cũng như nền văn hóa Hoà Bình, Phùng Nguyên, Bắc Sơn, Ðông Sơn trước đó. Người thợ đồ gốm Việt Nam đã tạo nên rất những dáng kiểu, sắc men và hoa văn rất Việt Nam, thể hiện tinh thần sáng tạo phóng túng và phong phú. Họ tạo nên những dáng kiểu, nước men và hoa văn đa diện, không thể thấy trong văn hóa Trung Hoa vốn nhiều khuôn khổ gò bó. Vì thế, cho dù họ có học được một vài kỹ thuật nghề nghiệp, nhưng phần nghệ thuật đã gần như không mấy chịu ảnh hưởng của nghệ thuật đồ gốm Trung Hoa. Trong khung cảnh hứng khởi của nền tự chủ vừa tìm lại được, cùng các nhu cầu xây dựng thành quách, cung điện, đình chùa, ảnh hưởng mạnh của Phật Giáo, Lão Giáo và truyền thống văn minh Việt đã hội nhập trong các tô, chén đĩa, bình Việt Nam. Sự khởi đầu đơn giản, với các món đồ còn ảnh hưởng đồ gốm nhà Tống, bỗng vươn mạnh lên qua bàn tay sáng tạo của người thợ Việt Nam thành một nền văn minh rực rỡ, mà ngày hôm nay, khi nâng niu những món đồ tuyệt đẹp ấy trên tay, chúng ta còn cảm thấy bừng bừng sức sống mãnh liệt của dân Việt, như nhìn thấy cái phóng túng của bàn tay nghệ sĩ trên bàn xoay, hay trên nét vẽ nhanh, thoát như gió thổi, nước trôi dưới nước men mỏng. Người nghệ sĩ Trung Hoa vẽ đồ gốm một cách cẩn trọng, tỉ mỉ. Họ vẽ như người quan sát thiên nhiên một cách khách quan, tuân theo những quy luật nhất định, đường thẳng như kẻ thước, đường cong như cánh cung, bên phải bên trái đối xứng, bên trên bên dưới đều đặn. Ðề tài rất tôn nghiêm: Long Ly Quy Phụng. Họ vẽ như cử hành một nghi lễ. Trong khi đó, người nghệ sĩ Việt Nam vẽ tự nhiên, vẽ thoải mái, vẽ như chơi, như thả diều, như đánh đáo, vẽ tự nhiên như ăn như ngủ; Ðề tài là hoa, là lá, là chim, là thú, là côn trùng, là thảo mộc của đồng ruộng, thôn quê kề cận bên mình, như chim sẻ, như tôm, như cua, chuồn chuồn, cóc nhái. Tại sao rồng cứ phải bay với mây không thôi, rồng với hoa càng đẹp, càng thân cận chứ sao?! Vậy thì ta cứ bỏ mặc cái luật lệ của anh Tàu, ta vẽ rồng hoa chung nhau cho nó thích. Anh Tàu ảnh không có voi thì kệ ảnh, xứ mình nhiều voi thì mình làm bình vòi voi chơi; mình thích bình con rồng, thì mình làm bình con rồng theo kiểu mình; mình thương con gà cục tác lá chanh, thì mình làm cái ấm con gà cho vui. Ngồi nặn tô, thấy mấy con cóc nhảy quanh nhà, thì ta làm cái ấm hình con cóc, rồi tô cho nó một nước men xanh chơi, chao ơi là thú vị. Họ vẽ đời sống nông thôn của họ lên các món đồ gốm đó. Họ và đề tài của họ là một; Con chim sẻ, con cá bống, con chích chòe sống trong người họ rồi tràn ra nét bút tự nhiên, sống động, không cố gắng. Ôi! Khi cầm trên tay, làm sao mà ta không cảm thấy được cái khoái trá của người nghệ sĩ đầu đời Lý khi họ làm cái bình rượu nhỏ với dạng con tôm càng cưỡi trên lưng con cá chép. Con cháu Khổng Tử nghiêm túc với Kinh Lễ, Kinh Thư, nghe cái chuyện đó cũng hết vía rồi, làm sao mà dám nghĩ đến việc làm bình có cái hồn phóng khoáng đó được. Nét bút người nghệ sĩ Việt múa nhẹ, mũi tre cắt vào đất sắc mà nhanh, men chỗ dày chỗ mỏng thì càng tự nhiên chứ đâu có sao; cái hình bên này nhỏ hơn cái phía bên kia một chút thì lại càng ngộ càng xinh chứ hề chi. (Trong trống đồng tên là “Sông Ðà”, khi chạm xong con chim hạc thứ mười sáu, người nghệ sĩ thời Ðông Sơn mới thấy mình chỉ chia vòng tròn làm mười bảy phần, làm sao chạm mười tám chim hạc bây giờ? Thôi thì ta giải quyết bằng cách chạm chim hạc số mười bảy và mười tám sát nhau, mà đứng chứ không bay, cho đủ chỗ. Xin xem hình trống “Sông Ðà” trong Những trống đồng Ðông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Vinh, do Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam ở Hà Nội xuất bản năm 1975. Ông thợ Trung Hoa mà gặp lỗi này thì phải bỏ hết để làm lại từ đầu chứ đâu có dám tự tiện như vậy. Nói như thế không phải là chê đồ gốm Tàu không đẹp, đồ Tàu cực đẹp là đằng khác. Nhưng hai cách làm đẹp và hưởng đẹp rất khác nhau. Ðồ gốm Tàu đẹp như một cô gái trang điểm lộng lẫy của dạ hội, đồ gốm Việt đẹp như cô gái hàng xóm thơ ngây, tươi mát. Cái đẹp của đồ Tàu là cái đẹp của thơ Lý Bạch: “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung – Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng”, trong khi cái đẹp của đồ Việt là thơ Nguyễn Khuyến: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí – lá vàng trước gió sẽ đưa vèo’. Một bên đẽo gọt tinh xảo, một bên gần gũi đơn sơ, một bên là cái đẹp của trí tuệ, một bên là cái đẹp của tâm hồn.

Gọi là đồ đời Lý, nhưng ta gồm cả nơi đây đồ gốm đời Trần, bởi vì đồ đời Trần tiếp tục truyền thống đặc sắc của đồ đời Lý. (Cho đến đời Hậu Lê, sự phát triển đặc sắc của đồ gốm Chu Ðậu, Bát Tràng mới thực sự trở nên cá biệt, tạo những chiều hướng khác). Hoa văn đồ gốm đời Lý thường là ám họa, hoa văn vẽ màu chỉ thấy trên các món Lý Trắng mà cũng chỉ là một màu men xám. Phải chăng đây cũng là ảnh hưởng Phật giáo trong tinh thần đơn sơ của truyền thống thôn làng? Nền Phật giáo nơi đây là Phật giáo truyền theo đường phương Tây, phương Nam mà vào chứ chưa phải là nền Phật giáo truyền từ Trung Hoa xuống như sau này, tương ứng vời thời Phật còn thường được gọi là bụt (Budha), cách ký âm Việt Nam, chứ chưa theo cách ký âm Trung Hoa và giọng đọc Hán Việt mà thành chữ Phật. Ða số đồ đời Lý thường để dấu con kê, đôi khi thấy có vành men cạo. Những kỹ thuật thường dùng cho đồ khỏi dính vào nhau trong lò nung.

Ngoài cách phân loại theo dáng kiểu, người ta thường phân loại đồ gốm Việt ra theo nước men: Ðồ men ngọc, đồ Lý trắng, Lý nâu, Lý lục.

1. Ðồ men ngọc (celadon): ảnh hưởng Phật giáo chen kẽ với ảnh hưởng đồ men ngọc đời Tống. Hoa văn với những mô thức Phật giáo như cánh sen, hoa cúc. Ðôi khí có ảnh hưởng đồ gốm nhà Tống nhưng đã Việt hóa (ám họa hình ảnh 2, 3 hay 4 em bé trai chơi trong một vườn hoa, ám họa hình 2 lực sĩ đấu vật…). Ngoài những bát, chén và đĩa men ngọc nhỏ, ta còn thấy có nhiều tước (hay bôi), bình trà, nậm rượu nhỏ. Có những nậm rượu men ngọc chạm nổi hình 2 con cá chép đang bơi. Có những nậm rượu hình quả bầu. Các nậm rượu này nhỏ, chắc để dùng trên bàn thờ nhiều hơn là để dùng chứa rượu uống. Ngoài những đĩa trang trí bằng các ám họa hoa sen, hoa cúc, cũng có những đĩa nhỏ (5cm) chạm nổi hình cá chép đang bơi. Men ngọc màu xanh rêu với nhiều sắc từ nhạt đến đậm, có khi rất đậm, gần như xanh đen. So với đồ men ngọc đời nhà Tống, đồ men ngọc đời Lý thường dày hơn, nước men cũng khá dày, cốt men bằng đất sét trắng pha cát, cầm trên tay thấy nặng, tiếng gõ đục tiếng vang ngắn và nhỏ. (Ðồ men ngọc đời Tống men mỏng, nhẹ, tiếng vang trong và ngân rất dài vì làm bằng đất pha đá nghiền). So với các món Lý trắng, Lý nâu thì đồ men ngọc (cũng như đồ Lý lục) không còn nhiều, phải chăng vì không được làm nhiều?

2. Ðồ Lý trắng: Bát chén Lý trắng cùng các bình ấm rất đẹp, một vẻ đẹp thanh nhã mà cao sang, càng nhìn càng ưa. Bình và ấm vẫn theo truyền thống Việt Nam, quai cầm chỉ có tính cách trang trí, không thực dụng. Nước men rất mịn, màu trắng tuyền, nhìn mát rượi, thảng hoặc có món men trắng thoáng ẩn sắc xanh dương. Có chén nhỏ lòng tráng men trắng, nhưng bên ngoài lại tráng men nâu. Bình men trắng đôi khi có phác họa một vài cánh hoa màu xám nhạt. Chúng tôi sưu tập được một bình Lý trắng (cao 15cm) có quai cầm là hình một con cá bống nhỏ màu trắng, mắt đen, rất linh động, nắp bình vẽ hoa cúc, thân bình vẽ cành trúc, cành mai màu xám nhạt. Những bình khác có quai cầm hình xoắn ốc hay hình một con rồng chui từ trong thân bình ra rồi lại chui vào, tạo thành quai cầm để lại chui sang mé bên kia cất cao đầu trở nên vòi rót. Rồng đây không phải là con rồng Trung Hoa, mà là một con rắn mình trơn, có kỳ trên lưng, đầu giống như hình linh vật Naga hay Makara của Ấn Ðộ. Miệng bình thường khá nhỏ, chỉ có thể dùng làm nậm rượu hay bình nước, chứ không thể thành ấm trà. Có những tô Lý trắng ám họa hình ảnh của văn hóa Ả Rập, hình ảnh trăng lưỡi liềm và các vì sao cùng với 2 đoản đao bắt chéo… Có những bát, trong lòng toàn biểu tượng Phật giáo như chữ Vạn, như hình ảnh bát bửu, hay trong lòng chén, lòng đĩa là cả một bông hoa sen, bông hoa cúc đang nở. Có lu nhỏ cao 20cm rông 15cm, nắp lu là cả một bông sen, miệng lu cũng chạm nổi những cánh sen đang nở. Có tô đường kính 12cm, đáy tô là một bông cúc nở, quanh lòng tô là những nhành lá và hoa cúc. Bình ấm rất đẹp, nhiều cái hình quả dưa, quả bầu, hình con tôm càng cưỡi trên lưng con cá chép…

3. Ðồ Lý nâu: ta gọi chung là Lý nâu, nhưng ở đây màu nâu có rất nhiều sắc, từ nâu nhạt đến nâu đậm gần như là đen. Ngay trên cùng một món, men nâu cũng pha nhiều sắc. Có những bát, chén men nâu có gờ miệng không nhẵn mà lại gẫy cạnh như hình hoa cúc, trong lòng bát là những ám họa hoa cúc khác, rõ ràng là chén bát dùng trên bàn thờ chứ không phải để dùng trong đời sống hàng ngày. Trong những số lượng sưu tập, bát chén có ám họa biểu tượng nhà Phật như hoa cúc, hoa sen… đồ men nâu có rất nhiều. Có phải đây lại là một ảnh hưởng Phật giáo khác? Bình ấm men nâu rất đặc sắc, có nhiều bình men nhoè (sau khi tráng xong men nâu, người ta tưới lên bình một sắc men nâu đậm hơn, rồi để cho tu chảy loang lổ, hoặc sau khi tráng men xong họ tạt nước lên cho men chảy nhoè). Nước men trên bát chén men nâu mỏng trong khi nước men trên bình men nâu dày, bóng sáng mịn, độ dày mỏng của nước men trên bình cũng không đều, tạo ra nhiều sắc đậm nhạt khác nhau. Có nậm rượu men nâu trang trí hình chân chim (do bút tre vạch lên nên men sau khi tráng). Nhiều bát men nâu có trang trí hình chạm nổi từ khuôn đúc rất đẹp. Cũng như đồ Lý trắng, bình ấm Lý nâu rất đẹp, hình dạng thay đổi từ tròn sang bầu hay hình con nghê…

4. Ðồ Lý lục: Màu men lục nơi đây là màu men xanh cánh trả, trong biếc. Nước men mỏng, ám họa nổi. Số lượng đồ Lý lục còn lại không nhiều. Tìm được một món Lý lục đẹp rất khó. Bình Lý lục rất đẹp nhưng hiếm thấy, hoa văn nhành rêu, vòi rót hình đầu makara. Bát đĩa, bình ấm Lý lục cũng có nhiều sắc, hoặc xanh biếc, hoặc xanh rêu, hoa văn trên bát đĩa cũng vẫn là biểu tượng hoa cúc, hoa sen của nhà Phật hay hình cá chép theo kiểu song ngư của văn hóa nhà Tống.

Tóm lại, đồ gốm thời Lý Trần là một giai đoạn rất quan trọng trong nghệ thuật đồ gốm cổ truyền Việt Nam. Ðây chính là giai đoạn thăng hoa của nghệ thuật này. Khởi đi từ những món đồ không tráng men dưới thời Bắc Thuộc, sang đời Lý đồ gốm Việt Nam phát triển rực rỡ. Số lượng rất nhiều, đủ mọi thứ loại, đủ mọi sắc men, đủ mọi hoa văn với ảnh hưởng Phật giáo đậm đà tạo nên một thời cực thịnh của nền đồ gốm dân tộc để rồi lên đến tuyệt đỉnh với đồ gốm Chu Ðậu vào thời Hậu Lê, thời nhà Mạc sau đó.

Bùi Ngọc Tuấn